Thực hiện Nghị
quyết số: 12/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số:
136/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu nhiệm vụ phát
triển kinh tế -xã hội năm 2019 mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của
dịch bệnh trên đàn gia súc, mặt khác kinh tế thế giới biến động cũng bị tác
động ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh... UBND tỉnh sớm triển
khai việc giao chỉ tiêu kế hoạch KTXH năm 2019 cho các ngành và địa phương,
đồng thời Tỉnh ủy, UBND có sự chỉ đạo tích cực ngay từ những tháng đầu năm,
cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, địa phương và doanh nghiệp nên kinh
tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2019 đạt được những kết quả tích
cực. Tình hình kinh tế xã hội 9 tháng năm 2019 trên các lĩnh vực như sau:
1. Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công
nghiệp (IIP) trên địa bàn tháng 9/2019 tăng 2,18% so tháng trước. Trong đó:
Khai khoáng tăng 4,74%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,33%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
tăng 0,26%; cung cấp nước, hoạt động
quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 0,88%.
Tính chung 9 tháng chỉ
số sản xuất công nghiệp tăng 8,39% so cùng kỳ. Trong đó: Khai khoáng tăng
6,27%; nhóm ngành chế biến, chế tạo tăng 8,05%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, tăng 12,9%; cung
cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 10,48%.
Chín tháng đầu năm 2019, chỉ
số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá so
cùng kỳ, là do kết quả đóng góp của các
ngành công nghiệp chủ lực sản xuất ổn định, tăng trưởng cao đã góp phần
làm tăng chỉ số sản xuất công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp cấp II, 9 tháng năm 2019 hầu hết các ngành đều có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so
cùng kỳ, cụ thể ở một số
ngành công nghiệp chủ
lực như sau:
Chỉ số sản xuất công
nghiệp của ngành khai khoáng 9 tháng năm 2019 tăng 6,27% so cùng kỳ do nhu cầu sử dụng các sản phẩm đá, cát
phục vụ cho xây dựng tăng.
Chỉ số sản xuất công
nghiệp của ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,17% so cùng kỳ. Nguyên nhân 9 tháng năm
2019 ngành này mức tăng trưởng thấp là do dịch tả Heo Châu phi diễn biến phức
tạp, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc giảm; tuy nhiên các tháng gần
đây nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức ăn gia súc có xu hướng tăng lên do dịch tả
Heo Châu phi đã có xu hướng giảm.
Chỉ
số sản xuất công nghiệp của ngành dệt
tăng 9,92% so cùng kỳ. Đây là ngành sản xuất chủ lực nhưng 9 tháng năm nay hợp
đồng sản xuất giảm so với năm trước làm chỉ số sản xuất chung của ngành tăng
trưởng không cao so cùng kỳ.
Chỉ số sản xuất công
nghiệp của ngành sản xuất trang phục tăng 11,21% so cùng kỳ. Tình hình sản xuất của
các doanh nghiệp ngành này tăng trưởng khá do hợp đồng xuất khẩu ổn định. Bên
cạnh đó nhu cầu tiêu thụ trong nước có xu hướng gia tăng, phục vụ yêu cầu thị
trường nên các doanh nghiệp gia tăng sản xuất do vậy chỉ số sản xuất ngành này
tăng trưởng cao.
Chỉ số sản xuất công
nghiệp của ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12,66% so cùng kỳ. Đây là ngành công nghiệp chủ lực
có quy mô lớn trên địa bàn, ngành này 9 tháng năm 2019 vẫn duy trì được sự tăng
trưởng cao. Nguyên nhân tăng
cao là do thị trường xuất khẩu ổn định
từ
khách hàng Mỹ và liên minh Châu Âu nên chỉ số sản xuất tăng nhanh, cụ thể như:
Dona Pacific, Chang shin, Pousung,
công ty Taekwang, công ty Việt Vinh, v.v…các tháng đầu năm đều có
mức tăng 8,5->19%.
Chỉ số sản xuất công
nghiệp của ngành sản xuất thiết bị điện tăng 15,53% so cùng kỳ. Sở dĩ ngành này có mức
tăng khá cao là do thị trường tiêu thụ những tháng đầu năm các sản phẩm này
tăng, tiêu thụ thuận lợi nên sản xuất ngành này có mức tăng trưởng cao nhất so
toàn ngành.
Chỉ số sản xuất công
nghiệp của ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 8,39% so cùng kỳ. Mặc dù ngành này những tháng đầu năm gặp
khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào luôn biến động tăng cao và tình trạng thiếu
lao động lành nghề nên sản xuất của
ngành này tăng không cao. Tuy nhiên các tháng gần đây ngành sản xuất chế biến
gỗ có xu hướng ổn định do có hợp đồng tiêu thụ, nguồn nguyên liệu bớt khan hiếm
do đó tình hình sản xuất có xu hướng tăng trưởng rõ rệt: Công Ty TNHH Johson
Wood; công ty ty Shingmark Vina; Công Ty TNHH Hòa Bình có mức tăng 6,7->15%
so cùng kỳ.
Ngoài ra, các ngành có quy mô sản xuất lớn vẫn duy trì mức tăng trưởng
khá ổn định như: Ngành sản xuất thuốc lá (+12,62%); sản xuất nước uống (+8,05%), sản xuất
thuốc, hóa dược liệu (+5,27%); sản
xuất hóa
chất và sản phẩm hóa
chất (+3,73%)... do có thị trường tiêu thụ ổn định.
Nhìn chung 9 tháng năm 2019 tình hình sản
xuất công nghiệp trên địa bàn có mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành công
nghiệp thể hiện qua kết quả chỉ số sản xuất của 27 ngành kinh tế cấp II trong 9
tháng năm 2019 có 23/27 ngành có mức tăng. Mức tăng thấp nhất từ 0,26% (Sản
xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học), mức tăng cao nhất
24,61% (Thoát nước và xử lý nước thải), có 4/27 ngành sản xuất chỉ số giảm so
cùng kỳ, tuy nhiên mức giảm không đáng kể
từ 0,38% (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
đến 9,05% (In, sao chép bản ghi các loại). Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình
sản xuất còn gặp khó khăn do không có hợp đồng mới, thậm chí một số doanh
nghiệp phải ngừng hoạt động, tình hình tiêu thụ sản phẩm ở một số doanh nghiệp
gặp khó khăn do đó ảnh hưởng đến chỉ số chung của toàn ngành công nghiệp; dự
ước 9 tháng năm 2019 chỉ số sản xuất công nghiệp thấp hơn cùng kỳ.
- Chỉ
số sản phẩm công nghiệp ước tháng 9 năm 2019 tăng
so với tháng cùng kỳ năm trước như: cà phê các loại 38,59 nghìn tấn, tăng
35,81%; nước uống 15,04 triệu m3, tăng 27,31%; quần áo các loại
16.473 nghìn cái, tăng 23,88%; Thuốc bảo vệ thực vật 255,31 tấn, tăng 22,28%;
điện sản xuất 985 triệu Kwh, tăng 16,57%; vải các loại 73,67 triệu m2,
tăng 15,96%; đá xây dựng các loại 1.687,6 nghìn m3, tăng
14,88%;Gường, tủ, bàn ghế 1.363,56 nghìn chiếc, tăng 12,2%; thuốc lá sợi 2.173
tấn, tăng 11,15%; thức ăn gia súc, thủy sản 383,21 nghìn tấn, tăng 9,32%...
Ngoài ra một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: bao bì các loại 17,3 nghìn tấn,
giảm 16,87%;bê tông trộn sẵn 167,31 nghìn m3, giảm 13,06%; Nước sơn
các loại 11,62 nghìn tấn, giảm 5,89%...
- Chỉ số sản phẩm công
nghiệp 9 tháng đầu năm 2019 các sản phẩm có
chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Máy giặt (+43,68%); cà phê các loại
(+26,29%); Thuốc bảo vệ thực vật (+18,5%); Quần áo các loại (+14,79%); Vải các
loại (+14,61%); Thuốc lá sợi (+13,14%); giày dép các loại (+11,34%); Sợi các
loại (+7,71%); nước uống (+7,49%); Bột ngọt (+7,48%); bao bì các loại
(-3,93%).v.v….
2. Hoạt động xây dựng trên địa bàn
Tình hình hoạt động xây
dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 9 tháng năm 2019 tiếp tục triển khai các dự án,
công trình; tập trung hoàn thành nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt
chú trọng việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong công tác kiểm tra,
giám sát thi công các công trình. Các đơn vị xây lắp tiếp tục đẩy mạnh thi công
các công trình, dự án, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảm bảo tiến độ theo
yêu cầu của các chủ đầu tư. Các công trình công cộng, phúc lợi đã được quan tâm
và đầu tư đúng mức. Một số dự án mới được triển khai, các dự án công trình
chuyển tiếp từ năm 2018 được tập trung đẩy mạnh tiến độ thi công, mặt khác nhu
cầu đầu tư xây dựng của doanh nghiệp và dân cư tăng đã góp phần tăng giá trị
sản xuất ngành xây dựng.
Dự ước 9 tháng đầu năm 2019 giá trị sản
xuất xây dựng (giá thực tế) đạt 29.991 tỷ đồng, tăng 12,19% so cùng kỳ. Trong
đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 107 tỷ đồng, tăng 9,43%; doanh nghiệp ngoài nhà
nước đạt 19.764,84 tỷ đồng, tăng 17,52%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 2.148,3
tỷ đồng, tăng 27,83%, đây là khu vực đoanh nghiệp có nguồn vốn lớn, máy móc
thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp
ứng được các nhu cầu dự án có quy mô lớn do vậy giá trị sản xuất tăng khá cao;
Loại hình khác đạt 8.629,8 tỷ đồng, tăng 13,65%. Giá trị sản xuất phân theo
loại công trình: Công trình nhà ở đạt 9.278,7 tỷ đồng, tăng 18,36%; Công trình
nhà không để ở đạt 7.919,6 tỷ đồng, tăng 14,99%; Công trình kỹ thuật dân dụng
đạt 4.633 tỷ đồng, tăng 14,38%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 4.940,7 tỷ
đồng, tăng 17,97% so cùng kỳ.
Một số đơn vị xây dựng có mức tăng so cùng
kỳ như: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Kỹ Thuật Xây Dựng Công Nghiệp Yukuen thực hiện 40,5 tỷ đồng, tăng
13,28%; Công Ty Cơ Khí Và Xây Dựng
Posco E&c Việt Nam thực hiện 72,6 tỷ đồng, tăng 14,18%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng Song
Hui thực hiện 30,6 tỷ đồng, tăng 12,43%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vinafilter Technology thực
hiện 40,1 tỷ đồng, tăng 10,83% so cùng kỳ; Công Ty Cổ Phần đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh Phát thực
hiện 45 tỷ đồng, tăng 11,07%; Công
Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng 30/4 thực hiện 26 tỷ đồng, tăng 13,82%;
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Xây Dựng Nguyễn Hoàng thực hiện 16 tỷ đồng, tăng
10,92% ..v..v..
3.
Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
a. Cây hàng năm
Dự
ước tổng diện tích gieo trồng 9 tháng đầu năm của một số cây trồng chủ yếu như
sau: Cây lúa vụ Đông xuân là 16.281 ha, tăng 1,87% (+300 ha), nguyên nhân vụ
Đông Xuân tăng là do chủ động được nguồn nước và khâu chuẩn bị đất tốt nên diện
tích tăng khá; Diện tích lúa vụ Hè Thu là 21.371 ha, giảm 3,67% (-814 ha); Diện
tích lúa vụ mùa là 21.532 ha, giảm 0,4% (+87 ha); cây bắp (ngô) là 30.320 ha,
tăng 3,05% (+897 ha); cây khoai lang là 374 ha, tăng 14,37% (+47 ha); cây mía
là 5.218 ha, tăng 4,61% (+230 ha); Cây đậu tương là 299 ha, tăng 7,17% (+20
ha); cây đậu phộng (lạc) là 1.098 ha, tăng 2,91% (+31 ha); Rau các loại là
11.824 ha, tăng 9,82% (+1.057 ha); Đậu các loại là 3.329 ha, tăng 4,78% (+152
ha) so cùng kỳ. Hiện nay nông dân đã thu hoạch xong vụ hè thu và xuống giống vụ
mùa năm 2019. Sơ bộ kết quả sản xuất vụ hè thu và tiến độ gieo trồng vụ mùa như
sau:
- Vụ Hè thu 2019
Tổng
diện tích gieo trồng vụ Hè Thu 2019 toàn tỉnh là 61.886 ha, giảm 4,53% (-2.936
ha) so cùng kỳ. Trong đó cây lương thực đạt 37.398 ha, giảm 7,37% (-2.974 ha);
Cây củ có bột đạt 10.612 ha, giảm 3,17% (-348 ha); Cây thực phẩm đạt 6.638 ha,
tăng 11,75% (+698 ha); Cây công nghiệp hàng năm đạt 4.531 ha, giảm 11,77% (-605
ha); Cây hàng năm khác đạt 2.661 ha, tăng 12,51% (+296 ha) so cùng kỳ.
Sơ bộ năng suất vụ Hè Thu:
Do chủ động nguồn nước tưới, thực hiện
tốt khâu chăm bón, phòng chống dịch bệnh
nên thiệt hại không lớn. Dự ước
năng suất một số cây trồng chính tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Năng suất lúa: 53,4 tạ/ha, tăng 0,01 tạ/ha
(+0,01%); bắp: 75,95 tạ/ha, tăng 0,33 tạ/ha (+0,44%); rau các loại: 147,86
tạ/ha, giảm 5,12 tạ/ha (- 3,35%); đậu các loại: 13,18 tạ/ha, giảm 0,35 tạ/ha (+
2,57%); đậu phộng: 21,22 tạ/ha, tăng 1,16 tạ/ha (5,76%) so với cùng kỳ.
Sản lượng: Sơ
bộ sản lượng lúa vụ Hè thu đạt 114.116 tấn, giảm 4.331 tấn (-3,66%); bắp:
121.722 tấn, giảm 15.798 tấn (-11,49%); rau các loại: 78.195 tấn, tăng 8.939
tấn (+12,91%); đậu các loại: 1.713 tấn, giảm 149 tấn (-8,02%) so với cùng kỳ,
*
Tình hình gieo cấy vụ Mùa
Đến thời điểm này toàn tỉnh đã gieo trồng
được 52.004 ha, giảm 0,03% (-18 ha), trong đó: lúa đạt 21.532 ha, giảm 0,4%
(-87 ha); bắp đạt 15.418 ha; tăng 3,73% (+554 ha); Mía đạt 2.984 ha, giảm 3,02%
(-93 ha); đậu tương đạt 135 ha, tăng 12,88% (+15 ha); Rau các loại 4.882 ha,
giảm 0,04% (-2 ha); đậu các loại 1.961 ha, tăng 5,23% (+97 ha)…
b.
Cây lâu năm
-
Diện tích hiện có cây lâu năm:Diện tích cây lâu năm toàn
tỉnh hiện có là 172.233 ha, giảm 2,22% so cùng kỳ, Trong đó diện tích cây ăn
quả là 56.273 ha, giảm 1% ; Cây công nghiệp lâu năm là 115.960 ha, giảm 2,8%,
nguyên nhân diện tích cây lâu năm giảm 2,22% do hai yếu tố đó là: Một số cây
lâu năm như điều, tiêu, cao su do giá thấp nên người dân chặt bỏ chuyển sang
trồng cây khác; Mặt khác hiện nay một số diện tích cây lâu năm ở TP. Long
Khánh, huyện Thống Nhất, Trảng Bom chuyển sang đất qui hoạch dự án, do vậy xu
hướng cây lâu năm giảm dần.
-
Sản lượng: Dự ước sản lượng thu hoạch trong tháng 9 và
9 tháng so cùng kỳ như sau: sản lượng xoài tháng 9 đạt 3.885 tấn, lũy kế đạt
78.295 tấn, giảm 0,97%; chuối tháng 9 đạt 9.935 tấn, lũy kế đạt 82.221 tấn,
tăng 3,57%; thanh long tháng 9 đạt 1.405 tấn, lũy kế đạt 7.826 tấn, tăng 1,81%;
cam tháng 9 đạt 835 tấn, lũy kế đạt 6.911 tấn, tăng 1,65%; chôm chôm 9 tháng
đạt 155.870,43 tấn, tăng 1,27%; bưởi tháng 9 đạt 5.845 tấn, lũy kế đạt 34.480
tấn, tăng 5,24%... Do người dân chủ động được khâu chăm sóc, phòng bệnh tốt nên
sản lượng các loại cây ăn quả tăng khá, đặc biệt là sản lượng bưởi ở huyện Vĩnh
Cữu, Trảng Bom, Thống Nhất; chuối ở huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc; cam
ở huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc.. là cây có thế mạnh trên địa bàn, giá bán
lại ổn định, được thị trường xã hội đón nhận, nên người dân mạnh dạn đầu tư sản
xuất.
e. Chăn nuôi
Tháng 9 năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
tiếp tục chịu thiệt hại về dịch tả heo Châu Phi. Từ khi xuất hiện bệnh dịch tả
heo Châu Phi, tính đến ngày 12/9, toàn tỉnh có 4.129 hộ chăn nuôi thuộc 118 xã
của 11 huyện, thành phố xuất hiện dịch với tổng số heo bị chết và tiêu hủy
khoảng 360 ngàn con. Đặc biệt, từ đầu tháng 7 đến nay, dịch lan rất nhanh và
chưa có dấu hiệu dừng lại, nguy cơ lây nhiễm trên tất cả các địa phương rất
cao, nhất là đang giai đoạn mùa mưa. Khó khăn chính trong công tác phòng, chống
dịch tả heo Châu Phi do nhiều trang trại, hộ chăn nuôi còn lơ là việc áp dụng
biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, hộ chăn nuôi
nhỏ lẻ nên khó kiểm soát mầm bệnh tích tụ tại các hệ thống xử lý chất thải.
Dự
ước số lượng gia súc và gia cầm tháng 9 năm 2019
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Chính thức cùng
kỳ
|
Ước thực hiện kỳ
báo cáo
|
So sánh cùng kỳ
(%)
|
I.
Gia súc
|
Con
|
2.354.717
|
2.218.517
|
94,22
|
1. Trâu
|
Con
|
2.993
|
2.936
|
98,10
|
2. Bò
|
Con
|
75.523
|
75.023
|
99,34
|
Tr. đó: Bò sữa
|
Con
|
338
|
336
|
99,41
|
3. Lợn
|
Con
|
2.276.201
|
2.140.558
|
94,04
|
II.
Gia cầm
|
1000 con
|
22.672,33
|
23.925,85
|
105,53
|
Trong đó: Gà
|
1000 con
|
21.506,11
|
22.758,77
|
105,82
|
Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 9
năm 2019 là 2.218.517con, giảm 136.200 con (-5,78%) so cùng kỳ. Trong đó trâu
đạt 2.993 con giảm 1,9%, bò đạt 75.023 con giảm 0,66%; heo đạt 2.164.558 con,
giảm 5,96% tương đương giảm 135.643 con. Nguyên nhân số lượng tổng đàn heo giảm
so với cùng kỳ là do dịch tả heo Châu Phi đang bùng phát và lây lan trên địa
bàn tỉnh, số heo bị tiêu huỷ lớn mà đặc biệt là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Bên cạnh
số heo bị dịch chết thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng không dám tái đàn, làm cho
đàn heo giảm mạnh. Trong khi đó, nhu cầu thị trường về mặt hàng heo hơi đang
tăng nhanh do cung cấp thêm cho các tỉnh phía Bắc, khiến nguồn cung thiếu hụt.
Giá heo hơi tiếp diễn bất thường, giá heo đến ngày 15/9 ở mức 39.000 đến 40.000
đồng/kg;
Tổng đàn gia cầm có
đến thời điểm tháng 9 là 23.925,85 nghìn con, tăng 5,53% so cùng kỳ. Trong đó
gà đạt 22.758,77 ngàn con, tăng 5,82% và chiếm 95,12% tổng đàn gia cầm. Do thị trường tiêu thụ và xuất
khẩu ổn định và có xu hướng tăng, nên các trang trại đã chủ động tăng đàn. So
với các loại vật nuôi khác, chăn nuôi gà có lợi thế về hiệu quả kinh tế do vòng
quay ngắn, hệ số nhân đàn nhanh và trong vùng có một số công ty lớn, như: Công
ty chăn nuôi CP, Công ty Japfa, Công ty Emivest… tổ chức cho người dân chăn
nuôi gia công, nên đàn gia cầm có điều kiện phát triển nhanh. Hiện nay, một số
trang trại nuôi gà thịt đã kết nối được các doanh nghiệp tiêu thụ, tạo thành
chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn, góp phần thúc đẩy hoạt động chăn nuôi
phát triển.
3.2. Hoạt động Lâm nghiệp
- Công tác trồng và chăm
sóc, nuôi dưỡng rừng
9 tháng năm 2019 diện tích rừng trồng mới
tập trung đạt 4.012 ha, giảm 3,37% so cùng kỳ. Diện tích rừng trồng được chăm
sóc ước đạt 8.350 ha tăng 2,42% (+201 ha); Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ
ước đạt 87.113 ha, tăng 0,5% (+380 ha); Ươm giống cây lâm nghiệp ước đạt 15.920
ngàn cây tăng 11,03% (+1.620 ngàn cây); Số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 379 ngàn cây, giảm 2,33% so
cùng kỳ.
Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 9 đạt
139 ste, tăng 10,32% so tháng cùng kỳ. Ước quý III đạt 278 ste, tăng
1,8%; lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 855 ste, tăng 5,17% so cùng kỳ.
3.3. Lĩnh vực Thủy sản
-
Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi
trồng thủy sản 9 tháng đầu năm là 7.569 ha, giảm 4,12% so với cùng kỳ năm trước
(-325 ha). Trong đó: diện tích nuôi cá đạt 5.395 ha giảm 5,64% (-322ha); diện
tích nuôi tôm sú đạt 1.329 ha, giảm 2,67% (-36,51ha) so cùng kỳ, nguyên nhân
giảm là do những năm trước người dân tận dụng các đầm, hốc đá để nuôi nay không
được phép nuôi nữa, một phần diện tích nuôi tôm giảm vì nuôi quãng canh lệ
thuộc vào con nước, hiệu quả đạt không cao.
-
Sản lượng thủy sản:
9 tháng năm 2019 tổng sản
lượng thủy sản đạt 45.742,45 tấn, tăng 4,62% (+2.020 tấn) so với cùng kỳ; Trong
đó sản lượng cá đạt 39.876,02 tấn, chiếm 87,17% và tăng 2,23% so với cùng kỳ;
sản lượng tôm đạt 5.326 tấn, chiếm 11,64% và tăng 25,13% so cùng kỳ.
* Tình hình thiệt hại
ở làng cá bè trên sông La Ngà đầu mùa mưa: Theo số liệu thống kê của UBND huyện Định Quán số lượng
cá chết do ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước là 1.697,5 tấn và 59.500 con giống
4. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
a. Thương mại
Tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2019, kinh tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát triển, duy trì được tốc độ
tăng trưởng cao. Chỉ số giá tiêu dùng được duy trì ở mức thấp, giá cả các mặt hàng tương đối ổn định, phù hợp với thu
nhập của người tiêu dùng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng
kinh doanh thương mại đưa ra nhiều chương trình giảm giá bán, khuyến mại hấp
dẫn đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa...
đã tác động kích cầu tiêu dùng, làm cho nhu cầu mua sắm của người dân cũng tăng
lên đáng kể, trong tháng có ngày nghỉ Lễ 02/9 phần đông người dân, sinh viên,
học sinh có thời gian nghỉ và thăm quan du lịch nhiều nơi; mặt khác đầu tháng 9
bước vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép mũ nón và dụng cụ
học tập tăng lên, dẫn tới doanh thu thương mại, dịch vụ lưu trú, ăn uống và một
số ngành dịch vụ khác tăng khá.
Tình
hình bán lẻ, doanh thu dịch vụ tháng 9, quý III và 9
tháng năm 2019 như sau:
* Tháng 9/2019 hoạt động thương mại dịch vụ
diễn ra có phần sôi động hơn tháng trước. Giá một số mặt hàng thiết yếu như
lương thực, thực phẩm, đồ dùng tăng nhẹ. Mặt khác, là tháng vào mùa tựu trường đón năm học mới, ngày lễ
Quốc Khánh 2/9 và tết Trung thu nên nhu cầu mua sắm các
mặt hàng may mặc, vật phẩm, văn hóa, giáo dục, bánh kẹo và các hoạt động vui chơi giải trí tăng
đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu
dịch vụ tăng so với tháng trước. Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 9 ước đạt 14.491,76 tỷ đồng, tăng 0,97% so
tháng trước. Trong đó: Thương nghiệp đạt 10.901,45 tỷ đồng, tăng 1,01%; Khách
sạn, nhà hàng đạt 1.358,47 tỷ đồng, tăng 0,79%; Du lịch lữ hành đạt 8,33 tỷ
đồng, tăng 0,77%; Dịch vụ đạt 2.223,5 tỷ đồng, tăng 0,86% so tháng trước.
* Dự ước 9 tháng năm
2019 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 130.218,5 tỷ đồng, tăng 11,58% so
cùng kỳ và đạt 72,83% so kế hoạch năm. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán
lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 9,02%. Trong đó: Doanh thu bán lẻ ngành
thương nghiệp ước đạt 98.426,8 tỷ đồng, chiếm 75,59% tổng mức và tăng
11,74% so cùng kỳ; ngành khách sạn nhà hàng
thực hiện 12.147,14 tỷ đồng, tăng 11,85%; ngành du lịch lữ hành thực hiện 75 tỷ
đồng, tăng 8,5%; ngành dịch vụ thực hiện 19.569,53 tỷ đồng, tăng 10,62%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 9 tháng năm 2019
Đơn vị
tính: Tỷ đồng
|
Kế hoạch
2019
|
Dự ước
9 tháng 2019
|
Chính thức 9 tháng 2018
|
Cơ cấu 9T/2019 (%)
|
Ước 9 tháng năm 2019 so
cùng kỳ
|
Tổng mức bán lẻ HH, DV
|
178.800
|
130.218,50
|
116.702,56
|
100,00
|
111,58
|
- Thương nghiệp
|
|
98.426,81
|
88.081,90
|
75,59
|
111,74
|
- Khách sạn, nhà hàng
|
|
12.147,14
|
10.860,34
|
9,33
|
111,85
|
- Du lịch, lữ hành
|
|
75,03
|
69,15
|
0,06
|
108,50
|
- Dịch vụ
|
|
19.569,53
|
17.691,17
|
15,02
|
110,62
|
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 9 tháng năm 2019 chia
theo ngành hoạt động:
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng đạt
98.426,8 tỷ đồng, tăng 11,74% so cùng kỳ. Một số nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn
và tăng khá so cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm đạt 23.667,4 tỷ
đồng (+13,29%); Nhóm hàng may mặc đạt 4.166,88 tỷ đồng (+12,09%); Nhóm đồ dùng,
dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 11.129, 47 tỷ đồng (+10,27%); Nhóm vật
phẩm văn hóa giáo dục đạt 953,45 tỷ đồng (+8,02%); Nhóm gỗ và vật liệu xây dựng
đạt 14.130,71 tỷ đồng (+12,47%); Nhóm Ô tô con đạt 6.048,57 tỷ đồng (+12,95%);
Nhóm phương tiện đi lại đạt 11.061,81 tỷ đồng (+8,98%); Nhóm Xăng dầu các loại
đạt 12.577,17 tỷ đồng (+12,25%); Nhóm nhiên liệu khác đạt 1.341,3 tỷ đồng
(+11,76%); Nhóm vàng, bạc, đá quý, kim
loại quý đạt 1.922,67 tỷ đồng (+9,42%); Nhóm hàng hóa khác đạt 8.456,42
tỷ đồng (+11,49%); Doanh thu sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy đạt 2.971,95
tỷ đồng (+10,8%).
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9
tháng đạt 12.147,14 tỷ đồng, tăng 11,85% so cùng kỳ. Trong đó:
+ Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 243,4
tỷ đồng, tăng 4,88%; Lượt khách phục vụ đạt 2.507.346
lượt khách, so cùng kỳ năm trước tăng 4,28%; Ngày khách phục vụ đạt 1.864.869
ngày, so cùng kỳ tăng 5,79%.
+ Dịch vụ ăn
uống 9 tháng ước đạt 11.903,75 tỷ đồng, tăng 12%.
- Dịch vụ lữ
hành và hoạt động hỗ trợ du lịch 9 tháng/2019 ước đạt 75,03 tỷ đồng, tăng 8,5%
so cùng kỳ. Lượt khách du lịch theo tour 125.111 lượt, tăng 6,56% so với cùng
kỳ năm trước. Ngày khách du lịch theo tour 270.906 ngày khách, tăng 0,94% so
cùng kỳ.
Các hoạt động của ngành du lịch có những chuyển
biến tích cực, một số doanh nghiệp
kinh doanh du lịch quảng bá, tìm kiếm mở rộng thị trường góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động dịch vụ du lịch ở các khu du lịch, điểm du
lịch tiếp
tục được quan tâm đầu tư về cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao chất
lượng dịch vụ để thu hút du khách đến tham quan, vui chơi giải trí góp phần
tăng doanh thu dịch vụ.
- Doanh thu
hoạt động dịch vụ khác: Do tình hình kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời
sống người dân được cải thiện, nhu cầu đối với các ngành dịch vụ ngày một tăng
cao. Các đơn vị kinh doanh ngành dịch vụ cũng chủ động đầu tư cơ sở vật chất
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ để thu hút khách hàng. Hội chợ vui chơi, mua
sắm được tổ chức thường xuyên hơn. Các khu du lịch đã tự cải tạo, đầu tư nhiều
hạng mục, xây dựng các chương trình vui chơi giải trí hấp dẫn phục vụ du khách.
Nhiều spa, trung tâm thẩm mỹ chăm sóc sắc đẹp với các dịch vụ công nghệ mới
được mở ra… Đã góp phần làm cho doanh thu hoạt động dịch vụ tăng so với cùng
kỳ. Dự ước 9 tháng/2019 đạt 17.691,17 tỷ đồng, tăng 10,62% so cùng kỳ. Cụ thể:
Kinh doanh bất động sản ước đạt 5.771,7 tỷ đồng (+7,51%) Dịch vụ hành chính và
dịch vụ hỗ trợ ước đạt 2.290,68 tỷ đồng (+11,04%); Giáo dục và đào tạo ước đạt
1.483,7tỷ đồng (+10,48%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 1.413,07 tỷ
đồng (+15,63%); Nghệ thuật, vui chơi giải trí dự tính đạt 4.622,87 tỷ đồng
(+14,7% ); Dịch vụ khác ước đạt 1.795,8 tỷ đồng (+8,23%) so cùng kỳ năm trước.
b.
Giá cả thị trường
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2019 so với tháng 8/2019.
Tháng 9 năm
2019 tình hình giá cả một số mặt hàng biến động theo xu hướng tăng, đặc biệt là
các mặt hàng xăng, dầu, gas, thực phẩm... Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2019 so
với tháng 8/2019 tăng 0,61% (khu vực thành thị tăng 0,49%; nông thôn tăng 0,7%).
Có 6/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so tháng trước. Cụ thể ở một số
ngành như sau:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng 0,34%. Trong nhóm này thì tăng chủ yếu ở nhóm thực phẩm tăng 0,5%,
nguyên nhân tăng là do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều làm cho sản lượng các
mặt hàng rau, củ, quả giảm mạnh; Trong tháng 9 giá các mặt hàng thịt heo tăng
mạnh trở lại nguyên nhân là do sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh hiện sản
lượng heo thịt giảm mạnh, giá heo hơi tăng cao nhưng các chủ trang trại cũng
chưa tái đàn trở lại do không đủ chi phí đầu tư và dịch bệnh cũng đang diễn
biến phức tạp; hiện giá heo hơi trong khoảng từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg. Bên
cạnh đó giá heo thịt ở các tỉnh phía Bắc đang tăng cao hơn nên các thương lái
thu mua heo thịt để chuyển ra Bắc, giá thịt lợn bình quân trong tháng tăng
2,65%, thịt bò tăng 0,44%; giá các mặt hàng thịt gà đang có xu hướng giảm trong
tháng bình quân giảm 0,2%.
-
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,97% so tháng trước, so cùng
tháng năm trước tăng 5,4%. Giá nhóm này tăng 0,97% chủ yếu tăng ở giá nhà ở
thuê tăng bình quân 1,87%, nguyên nhân
là do các nhà trọ theo quy định được lấy giá sau 6 tháng nên có sự tăng giá
(nhà trọ ở nông thôn tăng bình quân 2%, thành thị tăng bình quân 1,7%).
-
Nhóm Giáo dục: Chỉ số giá nhóm này so với tháng trước tăng 0,66%; so với cùng
tháng năm trước tăng 2,03%; Nguyên nhân chính là do giá học phí của các trường
dân lập Hồng bàng được điều chỉnh tăng làm cho dịch vụ giáo dục tăng 0,74%; Học
phí các trường công lập không thay đổi.
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2019 so với tháng 12/2018
tăng 2,8%. Có 11/11 nhóm hàng hoá có chỉ số tăng, trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
2,12%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; may
mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,55%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,01%; giao
thông tăng 2,85%; giáo dục tăng 2,01%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,57%;
Thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,24%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 6,4%;
bưu chính viễn thông tăng 0,08%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,6%.
*
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng so cùng kỳ tăng 2,56%. Trong
đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,06%), Thuốc và dịch vụ y tế (+3,08%);
giao thông (+3,76%); giáo dục (+2,14%); may mặc, mũ nón, giày dép (+3,28%); nhà
ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (+4,85%); thiết bị đồ dùng gia đình (+0,99%);
hàng hóa và dịch vụ khác (+1,93%). Có 1 nhóm giảm là giao thông (-1,55%).
* Giá vàng:
Trong tháng giá vàng bình quân tăng 2,17% so tháng trước; so với cùng tháng năm
trước tăng 20,59%; so tháng 12 năm trước tăng 18,95%; bình quân quý III tăng 16,18% và
so bình quân cùng kỳ tăng 5,61%.
* Giá Đô la Mỹ:
Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này giảm 0,04% so tháng trước; so với cùng tháng năm
trước tăng 0,34%; so tháng 12 năm trước tăng 0,33%; bình quân quý III giảm 0,38% và
so bình quân cùng kỳ tăng 1,11%.
c.
Xuất, nhập
khẩu hàng hóa
* Xuất khẩu:
Ước kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa tháng 9 đạt 1.734,86 triệu USD, tăng 1,14% so tháng trước. Dự ước kim
ngạch xuất khẩu 9 tháng năm 2019 đạt 14.437,5 triệu USD, tăng 6,21% so cùng kỳ.
Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 365,41 triệu USD, tăng 4,31%; kinh tế ngoài nhà
nước đạt 2.256,14 triệu USD, tăng 5,56%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt
11.815,96 triệu USD, tăng 6,39% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu 9
tháng tăng thấp (tăng 6,21%) so cùng kỳ (9 tháng năm 2018 tăng 10,68%) là do
giá của một số mặt hàng nông sản giảm như: Hạt điều, tiêu, cà phê, cao su…ngoài
ra thị trường xuất khẩu một số nươc thu hẹp đã làm cho kim ngạch xuất khẩu trên
địa bàn tăng thấp.
Một
số ngành hàng xuất khẩu 9 tháng tăng, giảm so cùng kỳ như sau:
Cao su ước đạt 46,44 triệu USD (+59,1%); Giày, dép các loại ước đạt 3.139,1
triệu USD (+16,73%); Máy móc thiết bị ước đạt 1.258,6 triệu USD (+18,67%); Sản
phẩm từ chất dẻo ước đạt 268,9 triệu USD (+9,74%); Hạt tiêu đạt 28,69 triệu USD
(+3,83%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 713,72 triệu USD (+10,48%); Sản
phẩm gỗ đạt 1.078,5 triệu USD (+7,49%); Hàng dệt may đạt 1.531,69 triệu USD
(+5,4%); Sản phẩm sắt thép đạt 543,15 triệu USD (+0,3%); Xơ, sợi dệt đạt
1.081,28 triệu USD (-7,5%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 450,1 triệu USD
(-4,43%); Hạt điều đạt 236,78 triệu USD (-2,57%); Cà phê đạt 302,18 triệu USD
(-16,15%) so cùng kỳ.
Thị
trường xuất khẩu tháng 9 tập trung chủ yếu ở các nước:
Hoa Kỳ đạt 505,8 triệu USD, chiếm 29,7%; Nhật Bản đạt 196,5 triệu USD, chiếm
12,4%; Trung Quốc đạt 194,9 triệu USD, chiếm 12,1%; Các thị trường khác có kim
ngạch xuất khẩu khá như: Hàn Quốc, Bỉ, Hong Kong, Thái Lan, Đức, Úc… chiếm tỷ trọng từ 2,5% đến 5,2% tổng kim ngạch
xuất khẩu.
*
Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 9 năm 2019 ước đạt 1.474,92
triệu USD, tăng 8,76% so tháng trước. Dự ước 9 tháng đạt 11.986,16 triệu USD,
tăng 1,06% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 232,8 triệu USD, tăng
0,19%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.062,13 triệu USD, tăng 3,33%; kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.691,22 triệu USD, tăng 0,61% so cùng kỳ. Nguyên
nhân kim ngạch nhập khẩu 9 tháng tăng thấp là do giá một số mặt hàng nhập khẩu
giảm mạnh từ 11,82% đến 38,02% so cùng kỳ. Cụ thể một số mặt hàng nguyên liệu
có lượng nhập 9 tháng tăng, giảm như sau:
Thị trường nhập khẩu trong tháng 9 chủ yếu ở các nước: Trung Quốc ước đạt 410,2 triệu USD, chiếm 20,7%; Hàn
Quốc ước đạt 321,8 triệu USD, chiếm 15,5%; Đài Loan ước đạt 220,8 triệu USD,
chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các thị trường khác cũng có kim ngạch
nhập khẩu khá cao như: Hoa kỳ; Nhật Bản; Thái Lan; Brazil; Indonesia,
Malaysia…. chiếm tỷ trọng từ 2,1% đến 9,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.
d. Giao thông vận tải
Hoạt
động vận tải, kho bãi tháng 9 năm 2019: Dự
ước doanh thu đạt 1.571,47 tỷ đồng, tăng 0,83% so tháng trước và tăng 13,38% so
cùng kỳ năm trước. Cụ thể:
+ Vận tải
hành khách dự tính đạt 196,42 tỷ đồng, tăng 1,1% so tháng trước và tăng 16,08%
so cùng kỳ năm trước. Khối lượng vận chuyển ước đạt 5.788,4 nghìn HK, tăng
0,71%; khối lượng luân chuyển ước đạt 369.944,4 nghìn HK.Km, tăng 0,79% so
tháng trước.
+ Vận tải
hàng hóa ước đạt 822,04 tỷ đồng, tăng 0,8% so tháng trước và tăng 12,56% so
cùng kỳ năm trước. Ước sản lượng vận tải hàng hóa tháng 9 năm
2019 đạt 5.589 nghìn tấn vận chuyển và 409.320 nghìn tấn - km luân chuyển, so
tháng trước tăng 0,51% về vận chuyển và 0,55% về luân chuyển.
+
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 553 tỷ đồng, tăng 0,77% so
tháng trước và tăng 13,81% so cùng kỳ năm trước.
Hoạt
động vận tải, kho bãi 9 tháng đầu năm 2019: Dự ước doanh thu
đạt 13.991,91 tỷ đồng, tăng 13,24% so cùng kỳ.
Vận tải hành khách dự ước doanh thu 9 Tháng đạt 1.729,16 tỷ đồng, tăng
12,38%; Khối lượng vận chuyển ước đạt 51.357,73 nghìn HK, tăng 6,13%; khối
lượng luân chuyển ước đạt 2.601.638 nghìn HK.km, tăng 6,28% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 50.454,36 ngàn hành khách vận
chuyển, tăng 6,21% và 2.601.111 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 6,28%; đường sông đạt 903,37 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 1,94% và 526,79 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 1,87%.
Vận tải
hàng hóa ước doanh thu 9 tháng ước đạt 7.345,23 tỷ đồng, tăng 12,93% so cùng
kỳ. Ước
sản lượng vận tải hàng hóa đạt 49.986 nghìn tấn vận chuyển và 3.655.685 nghìn
tấn - km luân chuyển, so cùng kỳ tăng 5,91% về vận chuyển và 6,28% về luân
chuyển. Trong đó: Đường bộ đạt 48.846 ngàn tấn vận chuyển, tăng 5,97% và
3.462.181 ngàn tấn.km luân chuyển, tăng 6,44%; đường sông đạt 1.140 ngàn tấn
vận chuyển, tăng 3,49% và 193.503 ngàn tấn.km luân chuyển, tăng 3,54%. Nguyên
nhân hoạt động vận tải hàng hóa tăng là do các doanh
nghiệp vận chuyển ngày càng tăng về số lượng và cải thiện đáng kể về chất
lượng: phương tiện tốt, gọn nhẹ và ngày càng tạo uy tín cho các đối tác có nhu
cầu vận chuyển hàng. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp
tục phát triển là yếu tố quan trọng để vận tải hàng hóa tăng trưởng.
Doanh
thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 9 tháng ước đạt 4.917,5 tỷ đồng, tăng 14,13% so với cùng kỳ.
e. Bưu chính viễn thông: Dự
ước doanh thu 9 tháng đạt 4.792,44 tỷ đồng, tăng 3,02% so cùng kỳ, trong đó:
doanh thu bưu chính đạt 478,85 tỷ đồng, tăng 2,68%; doanh thu viễn thông đạt
4.313,58 tỷ đồng, tăng 3,06%.
Số máy điện thoại phát triển 9 tháng là
632.683 thuê bao điện thoại, giảm 7,64% so cùng kỳ. Trong đó ước đạt 1.931 thuê
bao cố định, giảm 21,12%; 630.752 thuê bao di động, giảm 7,59%.
Số thuê bao Internet phát
triển mới 9 tháng là 72.893 thuê bao, tăng 6,14% so với cùng kỳ.
7. Đầu tư phát triển
9 tháng đầu năm 2019, kinh tế tiếp tục phát
triển các doanh nghiệp chú trọng đầu tư sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô
sản xuất. Bên cạnh đó khu vực dân doanh tiếp tục có sự phát triển nhanh. Ở khu
vực thành thị và nông thôn tình hình xây dựng mới và sửa chữa nhà ở dân cư tăng
cao. Do đó tình hình tình hình thực hiện vốn đầu tư 9 tháng đầu năm có sự tăng
trưởng khá.
- Vốn đầu tư do địa phương
quản lý
Dự ước 9 tháng đầu năm 2019
thực hiện 4.914,6 tỷ đồng, giảm 9,6% so với so cùng kỳ. Nguyên nhân giảm do vốn vay
từ các nguồn khác giảm.
Uớc 9 tháng thực hiện 4.719,5 tỷ đồng, tăng
10,48% so với
cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2019 thực hiện các công trình
trọng điểm như: Dự án đầu tư thí điểm trường học tiên tiến
hiện đại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020: Vốn kế hoạch năm 2019 là 78 tỷ đồng. Lũy
kế đến quý 3/2019 thực hiện 52,3 tỷ đồng, đạt 67% kế hoạch; Dự án tuyến đường
giao thông kết nối cảng Phước An, lũy kế đến quý 3/2019 thực hiện 45,2 tỷ đồng
đạt 58% kế hoạch; Dự án xây mới cơ sở điều trị và cai nghiện ma túy: Lũy kế đến
quý 3/2019 thực hiện 40,9 tỷ đồng; Dự
án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long
Thành: Tổng mức đầu tư 22.856 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2019: 1.450 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương (Nguồn trái phiếu
chính phủ). Tính đến thời điểm báo cáo đã hoàn thành công việc tổ chức điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết lần 1 và lần
2. Tiếp tục thực hiện rà soát hồ sơ thiết kế cơ sở các dự án và theo dõi công
tác đền bù giải tỏa trên phần diện tích xây dựng các khu tái định cư. Đến quý
3/2019 giải ngân 20,5 tỷ đồng.
- Nguồn vốn thuộc khu vực Ngoài nhà nước
Dự ước 9
tháng đầu năm 2019 thực hiện 30.089,6 tỷ đồng, tăng 14,00% so cùng kỳ.Trong đó:
Nguồn vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp ngoài nhà nước:
Dự ước 9 tháng đầu năm 2019 thực hiện 18.766,7 tỷ đồng, tăng 14,00% so cùng kỳ
năm 2018.
Nguồn
vốn đầu tư từ các hộ dân cư: Dự ước 9 tháng đầu năm 2019 thực hiện 11.322,8 tỷ
đồng, tăng 14,01% so cùng kỳ năm 2018. Tình hình vốn đầu tư thực hiện khu vực dân cư có sự phát triển cao do nhu cầu xây dựng
mới, sửa chữa nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc trang bị thêm tài sản của
các hộ cá thể... luôn được chú trọng đầu tư đã
góp phần làm cho tổng mức đầu tư tăng khá so cùng kỳ.
Vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Dự ước 9
tháng đầu năm 2019 thực hiện 28.965,1 tỷ đồng, tăng 13,35% so cùng kỳ năm 2018.
Là một trong những địa phương
tập trung số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 3
cả nước (sau TP. HCM và Bình Dương). Đây là khu vực kinh tế có vốn đầu tư chiếm
tỷ trọng lớn và có sự tăng trưởng ổn định. Trong 9 tháng các dự án đầu tư mới,
bổ sung vốn chủ yếu tập trung ở một số ngành sản xuất công nghiệp như: sản xuất
máy móc thiết bị, điện tử linh kiện, giay dép, xơ dệt sợi… Dự
kiến trong quý III/2019 một số công ty thực hiện vốn đầu tư như sau: công ty
changshin: 99,9 tỷ đồng; Công ty Tae Kwang: 98 tỷ đồng; Công ty cao su Kenda:
150 tỷ đồng; Công ty giày
Đồng Nai Việt Vinh :
96,7 tỷ đồng; Công ty Vedan: 87,3 tỷ đồng; Công ty Fashion Garments 2: 72,7 tỷ
đồng; Công ty Inzi: 69,4
tỷ đồng…
8. Thu hút đầu tư
Tổng vốn đăng ký cấp
mới và dự án tăng vốn Đầu tư trực tiếp ngoài (FDI) tính đến 20/8/2019 đạt
1.368,25 triệu USD, đạt 136,8% so kế hoạch năm, tăng 5,59% so cùng kỳ. Trong đó
cấp mới 78 dự án với tổng vốn đăng ký 728,77 triệu USD, tăng 20,8% và 84 dự án
tăng vốn 639,47 triệu USD, bằng 92,31% so cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư trong nước 9 tháng ước đạt 10.575,79 tỷ đồng, đạt 105,76% kế hoạch năm, bằng
55,26% so cùng kỳ. Trong đó cấp mới 67 dự án với tổng vốn đăng ký 9.863,1 tỷ
đồng, bằng 52,3% và 6 dự án tăng vốn 712,7 tỷ đồng, tăng 151% so cùng kỳ.
Trong
tháng 9 năm 2019 có 151 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 847 tỷ
đồng và 235 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi, trong đó có 25 lượt
doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn là 563,4 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 91 Chi
nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện đăng ký hoạt động trên địa bàn
tỉnh.
Tính
từ đầu năm đến ngày 15/9/2019, tổng vốn đăng ký thành lập mới doanh nghiệp và
bổ sung tăng vốn là: 34.247,6 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong đó số đăng ký thành lập mới là 2.391
doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 27.680 tỷ đồng và 265 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn
đăng ký bổ sung là 6.567,6
tỷ đồng.
Tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: tính từ ngày 01/01/2019 đến ngày
15/9/2019 đã có 8.338 lượt doanh nghiệp
đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Về tình
hình giải thể doanh nghiệp: Từ đầu năm đến ngày 15/8/2019 có 202 doanh nghiệp giải thể với số vốn 2.028 tỷ đồng và 289
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, 416 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ
và vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nguyên nhân do kinh doanh không hiệu quả.
Về tình hình đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh: Trong tháng 9 toàn tỉnh có 1.214 hộ kinh doanh và 5 Hợp
tác xã đăng ký mới thành lập. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9/2019 trên địa bàn
tỉnh có 124.283 hộ kinh doanh và 358 Hợp tác xã đang hoạt động.
9. Tài chính –
Ngân hàng
a. Tài chính
Dự ước thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt
39.036,62 tỷ đồng, đạt 71,9% dự toán năm và tăng 19,84% cùng kỳ. Trong đó: Thu
nội địa ước đạt 26.600,62 tỷ đồng, đạt 71,52% dự toán và tăng 33,17% cùng kỳ.
Một số khoản thu tăng khá so cùng kỳ như: Thu từ các doanh nghiệp nhà nước
Trung Ương đạt 1.694,8 tỷ đồng, tăng 16,36%; Thu từ các doanh nghiệp nhà nước
Địa phương 1.583 tỷ đồng, tăng 159,1%; Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài 8.375 tỷ đồng, tăng 28,25%; Thuế thu nhập cá nhân 4.170,2 tỷ đồng, tăng
23,01%; Thu tiền sử dụng đất 2.696 tỷ đồng, tăng 82,14%.... Riêng thu xổ số
kiến thiết đạt 1.151,5 tỷ đồng, giảm 2,56% so cùng kỳ.
Thu
lĩnh vực xuất, nhập khẩu ước đạt 12.436 tỷ đồng, giảm 1,29% cùng kỳ và đạt
72,73% so dự toán. Nguyên nhân do mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng nhập sản xuất xuất khẩu được miễn thuế, gia công
và hàng nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất; Những mặt hàng có thuế suất, trị
giá cao không được làm thủ tục tại địa phương (phải làm thủ tục tại cửa khẩu
nhập) theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27/06/2019 của Thủ tướng Chính phủ
như: ôtô, hàng tiêu dùng, hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch thực
vật theo danh mục của Bộ NN & PTNT quy định,kiểm tra chất lượng nhà
nước,…bên cạnh đó mức giảm thuế suất theo lộ trình cắt giảm thuế quan
khi tham gia ký kết các hiệp định WTO, CEPT/AFTA,…làm giảm số thu năm
2019.
Dự ước Tổng chi ngân sách địa phương 9 tháng đạt
13.286,5 tỷ đồng, đạt 44,98% dự toán và tăng 3,65% so với cùng kỳ. Trong đó:
Chi đầu tư phát triển là 4.600 tỷ đồng, đạt 61,4%
dự toán, giảm 4,05% so cùng kỳ. Nguyên
nhân đạt thấp so với dự toán tỉnh giao do việc tỉnh bố trí vốn để thực hiện hoàn
trả các khoản vốn vay phát sinh của năm trước chỉ thực hiện khi tới hạn thanh
toán cho các tổ chức tín dụng và thời gian thực hiện thanh toán giải ngân
thường chủ yếu rơi vào các tháng cuối năm nên đã làm giảm tỷ lệ so với dự toán
tỉnh giao...
Chi thường xuyên ước đạt 8.407 tỷ đồng, đạt 62,2% dự toán và tăng 5,31% so cùng kỳ. Chi thường xuyên 9 tháng đáp ứng kịp thời kinh phí cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo
kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo thực
hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách, chi
ngân sách đúng tiêu chuẩn, định mức trong dự toán được HĐND tỉnh giao.
b. Hoạt động
ngân hàng
Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn ước đến 30/9/2019
đạt 190.281 tỷ đồng, tăng 11,32% so đầu năm. Trong đó: Tiền gửi bằng
đồng Việt Nam ước đạt 177.816 tỷ đồng, tăng 12,5% so đầu năm; Tiền gửi bằng
ngoại tệ ước đạt 11.599 tỷ đồng, giảm 4,55% so đầu năm.
Đến 30/9/2019
tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 211.657 tỷ đồng, tăng 16,25% so với đầu năm (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,86% trên tổng dư nợ cho vay). Trong đó: Tổng dư nợ cho vay ước đạt: 209.571 tỷ
đồng, tăng 15,22% so đầu năm. Dư nợ cho vay có xu hướng tăng trưởng khá, chủ yếu
cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực ưu
tiên.
- Tình hình dư nợ một số chương
trình tín dụng: Đến 30/9/2019 dư nợ cho vay về phát triển nông nghiệp, nông thôn: ước
đạt 52.800 tỷ đồng, tăng 10,38% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng 25,19% so với
tổng dư nợ cho vay; cho vay đối với các xã thực hiện xây dựng nông thôn mới:
ước đạt 61.780 tỷ đồng, tăng 31,61%; cho vay về chính sách hỗ trợ
nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp: ước đạt 4,8
tỷ đồng;
cho vay xuất nhập khẩu ước đạt 32.445 tỷ đồng, tăng
11,11%.
Trong đó, cho vay xuất khẩu ước đạt 18.272
tỷ đồng, tăng 38,43% so với đầu năm.; cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa: ước đạt 41.381 tỷ đồng, tăng 5,7%;...
10. Một số tình hình xã hội
a. Văn hóa thông tin
Chín tháng năm 2019 nhiều sự kiện lớn về
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Ngành Văn
hóa - Thể thao và du lịch tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị như:
Kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019);
51 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; 44 năm Ngày Giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019); 65 năm Chiến thắng
Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019); 74
năm Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2019)… nhằm ôn lại truyền thống cách mạng
hào hùng của đất nước.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật: 9 tháng Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã làm
tốt công tác dàn dựng các chương trình nghệ thuật và tổ chức biểu diễn phục vụ
các nhiệm vụ chính trị cũng như phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, văn nghệ của
nhân dân trong tỉnh. Thực hiện 232 buổi biểu diễn chào mừng các ngày lễ lớn,
phục vụ các xã nông thôn mới trên địa bàn các huyện, thành phố Long Khánh và
thành phố Biên Hòa (đạt 76% kế hoạch). Trong đó, Đoàn Nghệ thuật Truyền thống
tổ chức biểu diễn 112 xuất diễn, phục vụ khoảng 49.200 lượt người xem. Đoàn
Nghệ thuật Đương đại biểu diễn 120 xuất diễn, thu hút khoảng 78.400 lượt người
xem.
Hoạt
động phát hành phim và chiếu bóng: Các đội chiếu phim lưu
động tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức chiếu phim lồng ghép tuyên truyền các
nhiệm vụ chính trị; phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa và công nhân các khu
công nghiệp trong tỉnh; chiếu phim tài liệu về đề tài người Hoa tại các địa
phương có đồng bào Hoa sinh sống; tổ chức phục vụ chiếu phim cho các học viên
tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai đồng thời lồng ghép nội dung
tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về
công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy... Đặc biệt, hoạt động chiếu
phim được lồng ghép với chương trình biểu diễn văn nghệ, tạo sự mới lạ, sôi
động làm tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền. Trong 9 tháng ngành đã thực hiện 1.385
buổi chiếu phim lưu động, phục vụ khoảng 355.681 lượt người đến xem và hưởng
ứng.
- Phong trào Toàn dân Đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa được thực hiện tốt. Đến nay trên địa bàn tỉnh
có 100% ấp, khu phố đăng ký xây dựng ấp, khu phố văn hóa; khoảng 99,9%
hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; 100% xã, phường, thị
trấn đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng,
chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
b. Thể dục, thể thao
Trong 9 tháng năm 2019 Trung tâm Huấn luyện
và Thi đấu Thể dục thể thao đã tham gia 15 giải quốc tế, đạt 17 huy chương các loại (06 HCV, 04 HCB, 07
HCĐ). Trong đó, có nhiều bộ môn có thành tích tốt tại các giải đấu quốc tế như:
Giải Điền kinh Singapore Open lần thứ 81 (đạt 01 HCV, 01 HCĐ); Giải vô địch
Điền kinh trẻ Đông Nam Á lần thứ XIV tại Philippines (đạt 01 HCĐ); Giải Cầu lông quốc tế “Ciputra
Hanoi-Yonex Sunrise Vietnam Challenge 2019” tại Hà Nội (đạt
02 HCV, 01 HCB, xếp Hạng 3 toàn đoàn); Giải Cúp Võ cổ truyền thế giới lần thứ I năm 2019 tại Marseille - Pháp (đạt 01 HCV); Giải vô địch Taekwondo Đông Nam Á
lần thứ 14 năm 2019 tại Philippines (đạt 02 HCĐ)…
Tham gia 53 giải quốc gia, đạt 321 huy chương các
loại (112 HCV,
96 HCB, 113 HCĐ). Trong đó, có 11 giải tham gia bằng nguồn
kinh phí xã hội hóa; tham gia 15 giải khu vực, cụm, mở rộng, đạt 91 huy chương
các loại (44 HCV, 26 HCB, 21 HCĐ).
c. Giáo dục - Đào tạo
-
Đánh giá kết quả giáo dục năm học 2017 - 2018
Chất lượng các ngành học: Học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học: 52.608/52.644 học sinh bằng 99,93% so cùng
kỳ; Học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở: 39.852/40.106 học sinh
bằng 99,37% cùng kỳ.
Kết quả học sinh tốt nghiệp THPT (không tính thí sinh tự do):
Có 24.441/26.256 học sinh, tỷ lệ 93,09% (so với năm học trước giảm 3,95%) Trong
đó, giáo dục phổ thông có 22.093/22.817 học sinh, tỷ lệ 96,83% (so với năm học
trước giảm 2,37%)
Xây dựng trường học đạt
chuẩn quốc gia trong hệ thống trường công lập: Mầm non 124/225 trường, tỷ lệ
55,11% (so với cùng kỳ năm trước tăng 15 trường, tăng 6,67%); tiểu học 145/293
trường, tỷ lệ 49,49% (so với cùng kỳ năm trước tăng 09 trường, tăng 3,85%);
THCS 104/175 trường, tỷ lệ 59,43% (so với cùng kỳ năm trước tăng 12 trường,
tăng 6,25%); THPT 26/47 trường, tỷ lệ 55,32% (so với cùng kỳ năm trước tăng 08
trường, tăng 17,02%).
-
Tình hình năm học mới 2018 - 2019
Tình hình
trường lớp: Chuẩn bị năm học 2019 – 2020, toàn tỉnh đã xây dựng mới
cơ sở vật chất, khánh thành và đưa vào sử dụng 02 trường tiểu học, 01 trường
THCS và 01 trường THPT. Xây dựng mới 369 phòng học, sửa chữa, cải tạo 650 phòng
học, 106 nhà vệ sinh, 3.620 mét tường rào; đầu tư thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ
em trong cơ sở giáo dục mầm non,... với tổng kinh phí đầu tư xây dựng, sửa
chữa, mua sắm hơn 671,891 tỷ đồng.
Tình hình học
sinh: Đầu năm học 2019 – 2020, có khoảng 708.500 học sinh các
cấp học mầm non và phổ thông. So với đầu năm học 2018 - 2019, tăng khoảng
16.000 học sinh phổ thông, tỷ lệ tăng 3%; trong đó, chủ yếu tăng học sinh THCS
(tăng khoảng 6.000 học sinh, tỷ lệ tăng 3%) và THPT (tăng khoảng 6.000 học
sinh, tỷ lệ tăng 7%).
d. Y tế
Tình
hình dịch bệnh 9 tháng năm 2019 như sau:
- Sốt xuất
huyết: Toàn
tỉnh ghi nhận 11.617 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 2,67 lần so với cùng
kỳ 2018 (9 tháng năm 2018 là 3.174 trường hợp). Tử vong 01 trường hợp (H. Trảng Bom), giảm 01 trường hợp
so với cùng kỳ 2018 (02 trường hợp). Đạt chỉ tiêu khống chế tỷ lệ chết/ mắc do
sốt xuất huyết <0,09%.
Số trường hợp mắc/100.000 dân 9 tháng năm
2019 là 371 trường hợp, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2018 (103 trường hợp). Địa phương có số
mắc/100.000 dân so cùng kỳ cao nhất là: huyện Cẩm Mỹ (6,3 lần), huyện Long Thành (4,4 lần), huyện Trảng Bom (4,1
lần), huyện Nhơn Trạch (3,42 lần).
Tổ chức phun hóa chất chủ động diện rộng phòng chống SXH – Zika,
huy động cộng đồng tổng vệ sinh, diệt lăng quăng
tại 10 lượt xã: huyện Nhơn Trạch (07), huyện Trảng Bom (02), huyện Long Thành
(01). Tổng số hộ được xử lý phun hóa chất là 58.068 hộ.
- Tay chân miệng: Toàn tỉnh ghi nhận số trường hợp mắc TCM là 3.928, giảm
4,5% so với cùng kỳ năm 2018 (4.113 trường
hợp).
Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh
tử vong.
Số mắc/100.000 dân bệnh TCM trong 9 tháng
là 125 trường hợp,
giảm 5,47% so với cùng kỳ 2018 (133 trường
hợp).
Địa phương có số mắc/100.000 dân cao nhất là huyện Vĩnh Cửu (229 trường hợp), huyện Trảng Bom (226 trường hợp), thành phố Biên Hòa (161
trường hợp),…
Thực hiện giám
sát, hỗ trợ hoạt động phòng chống bệnh TCM tại 11/11 địa phương, giám sát công
tác xử lý ca bệnh và ổ dịch tại các xã/phường có số ca mắc cao; tổ chức chiến
dịch vệ sinh, khử trùng phòng, chống bệnh Tay chân miệng tại các trường mầm
non, mẫu giáo, nhà trẻ trên địa bàn tỉnh năm học 2019 - 2020.
-
Sởi: Toàn tỉnh ghi nhận 1.518 trường hợp mắc Sởi, tăng 1.513 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018 (5 trường hợp); Trong đó địa phương số mắc cao nhất là TP. Biên Hòa
(672 trường hợp) và huyện Long Thành
(182 trường hợp), huyện Nhơn Trạch (179 trường hợp), huyện Trảng Bom (136 trường hợp).
Số mắc Trung bình mỗi
tháng là 240 trường hợp, cao nhất tại thời điểm tháng 01 là 444 trường hợp,
hiện nay đang có xu hướng giảm dần, trong tháng tháng 9 ghi nhận 54 trường hợp.
Số mắc tập trung chủ yếu ở độ tuổi dưới 5 tuổi.
Công tác điều tra,
giám sát, xử lý ổ dịch Sởi: Điều tra, lập danh sách đối tượng từ 12 tháng đến
60 tháng tuổi và từ 6 đến 15 tuổi trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tiêm vét vắc xin
Sởi –Rubella trên địa bàn toàn tỉnh.
Tình hình ngộ độc thức ăn và thực phẩm: 9
tháng đã xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm, với 91 người mắc với triệu chứng buồn
nôn, tiêu chảy, do vị ứng vi sinh trong thức ăn, không có trường hợp nào tử
vong. Tính đến cuối tháng 8, ngành y tế đã tổ chức thanh kiểm tra VSATTP 18.500
lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; số cơ sở đạt chuẩn
có 16.280 cơ sở, tỉ lệ đạt chuẩn đạt 88% tăng 43,28% so cùng kỳ.
e. Giải quyết việc làm và Đào tạo nghề
Trong 9 tháng giải quyết việc làm cho
73.074 lượt người, đạt 91,34% kế hoạch, giảm 0,43% so với cùng kỳ.
Chín tháng đã tổ chức 18 Sàn giao dịch việc
với sự tham gia của 354 lượt doanh nghiệp và 6.753 lượt người lao động có nhu
cầu tìm việc làm và tìm hiểu thông tin về lao động việc làm; số người được tư
vấn 4.658 lượt người; số hồ sơ tiếp nhận tại sàn 3.521 hồ sơ.
Tư vấn giới thiệu việc làm cho số lao động
thất nghiệp: 43.215 lượt người, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 1.015
người.
Trong 9 tháng các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 64.062 người, đạt 83,96% kế
hoạch. trong đó: Cao đẳng: 4.494 người, Trung cấp: 9.189 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên là
50.379 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 2.752 người). Có
53.024 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 79,98% kế hoạch năm 2019 và so
với cùng kỳ năm tăng 2,37%.
g. Công tác giảm nghèo: Tính
đến cuối tháng 9 năm 2019, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 2.598 hộ. Trong
đó số hộ nghèo vay 516 hộ với số tiền 19.436 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 1.498
hộ với số tiền 59.757 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 584 hộ với số tiền
23.251 triệu đồng.
h. Dân số: Ước
tính dân số trung bình năm 2019 của tỉnh Đồng Nai là: 3.113.137 người, trong đó:
nam là: 1.561.382 người, nữ là: 1.551.755 người. Phân theo thành thị là
1.024.647 người, nông thôn là 2.088.490 người
CỤC THỐNG KÊ ĐỒNG NAI