1.
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn tháng
11/2018 tăng 2,43% so tháng trước. Trong đó: khai khoáng tăng 0,96%;
công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,19%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
tăng 6,96%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,46%.
Cộng dồn 11 tháng năm 2018 chỉ số sản xuất công nghiệp
tăng 8,89% so cùng kỳ. Trong đó: Khai khoáng tăng 5,59%; nhóm ngành chế biến,
chế tạo tăng 9,11%; sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 5,61%; cung
cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 13,85%.
11 tháng năm
2018, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định. Đặc
biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm trên 90%) ngành công nghiệp luôn
tăng cao hơn mức tăng bình quân chung của toàn ngành đã góp phần làm tăng chỉ
số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân là do thị trường xuất
khẩu sản phẩm công nghiệp chủ lực từ đầu năm đến nay thuận lợi, tạo điều kiện
phát triển sản xuất.
Trong các ngành công nghiệp cấp II thì
11 tháng/2018 hầu hết
các ngành đều có chỉ số sản xuất công
nghiệp tăng so cùng kỳ,
chỉ có một ngành giảm (ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
giảm trên 4%); cụ thể ở một số
ngành công
nghiệp chủ lực như sau:
Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành khai khoáng tăng 5,59% so cùng kỳ. Do gần đây trữ lượng các mỏ đá giảm dần, việc khai thác cát, đá sắp xếp quản lý chặt
chẽ hơn nên sản lượng khai thác tăng trưởng có xu hướng chậm lại.
Chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 15,74% so cùng kỳ. Đây là ngành sản xuất
phụ trợ của ngành may mặc, có hợp đồng sản xuất ổn định do đó duy
trì được mức tăng trưởng cao. Bên
cạnh đó Dệt
may hiện là ngành chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của tỉnh, các doanh
nghiệp trong lĩnh vực này rất quan tâm đến việc tận dụng các ưu đãi từ hiệp
định thương mại tự do (FTA) để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm.
Chỉ số sản xuất ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan 11 tháng tăng 12,61% so
cùng kỳ.
Là ngành luôn duy trì mức tăng trưởng
cao trong toàn ngành công nghiệp, nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất giày da có các hợp đồng xuất
khẩu giá trị lớn và ổn định từ các nước thuộc liên minh Châu Âu nên sản lượng sản xuất từ đầu năm đến nay có mức tăng khá cao. Một số công ty có quy mô sản xuất lớn, mức tăng trưởng cao so cùng kỳ như: Công ty Việt Vinh, Taekwang, Pousung, Changshin...
Chỉ số sản xuất ngành sản xuất trang phục tăng 7,55% so
cùng kỳ, ngành này có mức tăng ổn định do các doanh nghiệp có các hợp đồng sang
các nước Mỹ và EU như
công ty TNHH Fiashion Garment
2, công ty TNHH Namyang Sông Mây, công ty May Đồng Tiến...Đây cũng là ngành có
quy mô sản xuất lớn trong ngành công nghiệp góp phần tăng trưởng chung của ngành công nghiệp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất chế biến
thực phẩm tăng 4,77% so cùng kỳ. Ngành này chiếm tỷ trọng lớn
nhưng sản xuất 11 tháng tăng không cao do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thức ăn
gia súc gia cầm từ đầu năm đến nay tăng thấp mặc dù đàn heo đang được phục hồi.
Bên cạnh đó một số sản phẩm thuộc ngành chế biến thực phẩm gặp khó khăn trong
việc tiêu thụ, ký kết hợp đồng mới do đơn giá xuất khẩu năm 2018 giảm so các
năm trước, một số khách hàng hợp đồng sản xuất giảm nên đã ảnh hưởng mức tăng
chung của ngành chế biến thực phẩm.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất giường,
tủ, bàn, ghế: tăng 6,73% so
cùng kỳ. Nguyên nhân do Hiệp định VPA/FLEGT đã được kí vào gần cuối tháng 10 năm 2018,
ngành này có thuận lợi những tháng cuối năm, những tháng gần đây sản xuất có xu
hướng ổn định hơn.
Ngoài
ra, các ngành có quy mô sản xuất
lớn vẫn duy trì mức tăng trưởng khá ổn định như: Sản xuất thiết bị điện tăng 8,52%; sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 7,72%; sản
xuất kim loại tăng 10,42%; sản
xuất sản phẩm khoáng phi kim loại tăng 5,09%;... do có thị trường tiêu thụ ổn định.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của
các ngành công nghiệp chủ lực
tháng
11 và 11 tháng năm 2018
Chỉ tiêu
|
Tháng 11/2018 so
với (%)
|
Chỉ số cộng dồn
11T/2018 so cùng kỳ (%)
|
tháng trước
|
cùng tháng năm
trước
|
Một số ngành công
nghiệp chủ lực
|
|
|
|
Sản xuất chế biến thực phẩm
|
103,14
|
100,36
|
104,77
|
Dệt
|
99,66
|
116,91
|
115,74
|
Sản xuất đồ uống
|
101,03
|
138,48
|
117,65
|
Sản xuất trang phục
|
103,70
|
119,39
|
107,55
|
Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
|
101,70
|
120,63
|
112,61
|
Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy
|
104,15
|
125,10
|
115,51
|
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
|
104,53
|
104,20
|
105,93
|
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
|
101,84
|
103,63
|
103,17
|
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
|
91,68
|
100,73
|
113,21
|
Sản xuất thiết bị điện
|
109,76
|
121,52
|
108,52
|
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
|
107,71
|
131,66
|
106,73
|
- Chỉ số sản phẩm công
nghiệp: ước tháng 11 năm 2018 tăng so với tháng cùng
kỳ năm trước như: vải các loại 69,3 triệu m2, tăng 32,44%; quần
áo các loại 14.276 nghìn cái, tăng 31,40%; Gường tủ bàn ghế 1.468 nghìn chiếc,
tăng 30,38%; thép dạng thô và bán thành phẩm 56,3 nghìn tấn, tăng 24,97%; giày
dép các loại 40,5 triệu đôi, tăng 23,7%; bột ngọt 25,5 nghìn tấn, tăng 18,37%;
sợi các loại 104,7 nghìn tấn, tăng 11,53%; nước uống 12,3 triệu m3,
tăng 8,94%...
-
Chỉ số sản phẩm công nghiệp 11 tháng năm
2018: các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Vải các loại
(+22,0%); Sợi các loại (+16,09%); Thuốc bảo vệ thực vật (+12,53%); Quần áo các
loại (+11,7%); Nước uống (+10,59%); giày dép các loại (+10,25%); cà phê các
loại (+6,73%); Đá xây dựng các loại (+5,6%); Thuốc lá sợi (+5,46%); Bao bì các
loại (+4,99%)… Các sản phẩm giảm như: Máy giặt (-24,17%); Sơn các loại
(-8,01%); Bê tông trộn sẵn (-1,97%).v.v…
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tháng 11/2018 tăng 1,16% so với tháng 10/2018 và tăng 7,72%
so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 11 tháng năm 2018 chỉ số tiêu thụ tăng
6,94% trong
đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng so cùng
kỳ: Sản xuất giấy và sản phẩm giấy tăng 22,97%; sản
xuất đồ uống tăng 15,24%; Dệt tăng 12,09%; sản xuất gường, tủ, bàn ghế tăng
11,23%; sản xuất kim loại tăng 9,54%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan
tăng 9,41%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 9,13%; sản xuất thiết bị
điện tăng 8,58%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng
8,34%... Bên cạnh những ngành có chỉ số tiêu thụ tăng có một số ngành giảm như:
sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 10,93%; sản
xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm
3,87%; Sản xuất sản phẩm điện tử,
máy vi tính giảm 3,76%...
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11/2018 tăng 4,17% so với tháng 10/2018 và tăng 12,79%
so với cùng thời điểm năm trước. Một số
ngành có chỉ số tồn kho tăng, giảm so cùng kỳ như sau: sản xuất phương tiện vận tải
khác (+36,59%); sản xuất kim loại (+35,49%); sản xuất trang phục (+33,47%); sản
xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (+27,38%); sản xuất sản phẩm từ cao su và
plastic (+35,37%); sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (+20,86%); sản phẩm từ
khoáng phi kim loại khác (+20,41%); sản xuất chế biến thực phẩm (+19,04%); sản
xuất sản phẩm thuốc lá (+16,85%)... một số ngành giảm là: sản xuất xe có động
cơ (-33,91%); sản xuất thiết bị điện (-35,86%); sản xuất điện tử, máy vi tính
(-35,15%); sản xuất đồ uống (-26,61%)…
- Chỉ số sử dụng lao động tháng 11/2018 tăng 1,17% so tháng 10/2018 và
tăng 4,45% so với cùng kỳ, trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 7,23%; doanh
nghiệp ngoài nhà nước tăng 1,65%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 4,99%. So
cùng kỳ, chỉ số sử dụng lao động 11 tháng/2018 tăng 2,92%, trong đó: ngành khai
khoáng tăng 0,45%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,07%; sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 11,38%; cung
cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,49%.
Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sử dụng lao động 11 tháng
tăng so cùng kỳ là: sản xuất máy móc thiết bị chưa phân vào đâu tăng 20,83%; công
nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 15,32%; sản xuất hóa chất tăng 11,34%; sản
xuất trang phục tăng 6,72%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng
7,23%....
2.
Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
2.1. Nông nghiệp
a. Cây hàng năm
Tính
đến ngày 15 tháng 11 năm 2018, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Mùa
2018 toàn tỉnh đạt 52.754 ha, giảm 1.644 ha (-3,02%) so với vụ Mùa năm trước.
Trong đó:
Cây
lúa: diện tích ước đạt 22.881 ha, bằng 96,59%, giảm 808 ha so cùng kỳ năm
trước. Hiện nay lúa sinh trưởng và phát triển tốt, các cơ quan chức năng đã
tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại
trên cây lúa.
Cây
hàng năm khác: diện tích cây bắp ước đạt 15.331 ha, bằng 90,61% (-1.590 ha);
rau các loại ước đạt 4.996 ha, tăng 4,83% (+230 ha); đậu các loại ước đạt 1.898
ha, bằng 95,05% (-99 ha) so với cùng kỳ.
Tình
hình sản xuất cây hàng năm vụ Mùa năm 2018 trên địa bàn tỉnh tương đối thuận
lợi, mưa đều nên người dân xuống giống đồng loạt,cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt. Hệ thống kênh mương phục vụ tốt cho việc tiêu và thoát nước, nên khả
năng không để ngập úng xẩy ra. Người dân đã đầu tư và áp dụng nhiều biện pháp
khoa học kỹ thuật trong chăm bón và phòng chống dịch bệnh cây trồng, do vậy dự
ước năng suất vụ Mùa năm nay tăng so cùng kỳ.
b. Cây lâu năm
Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có
là 178.948,6 ha, tăng 1,09% (+1.927,7 ha) so cùng kỳ. Trong đó cây ăn quả đạt
52.323,8 ha, tăng 1,43% (+735,4 ha), cây công nghiệp lâu năm đạt 126.624,8 ha,
tăng 0,95% (+1.192,3 ha) so cùng kỳ.
Trong tháng 11 năm 2018 thời tiết còn mưa nên
người dân chủ động xuống một số giống cây lâu năm như: Hồ tiêu, cam bưởi, chuối
và thu hoạch một số cây trồng khác, xoài, cam, bưởi, bơ, mãng cầu, cà phê, thanh long, dứa, cao su.
Ngoài ra tiếp tục chăm bón, làm cỏ, tỉa cành các loại cây lâu năm khác.
Dự ước sản lượng 11 tháng đầu năm một số cây
trồng tăng giảm so cùng kỳ như sau:
Cây ăn quả: Sản lượng xoài ước đạt 85.574,5
tấn, tăng 2,14%; chuối đạt 99.648,8 tấn, tăng 3,45%; bưởi đạt 33.654,1 tấn,
tăng 4,07%, chôm chôm đạt 146.408,5 tấn, tăng 3,61% so với cùng kỳ.
Cây công nghiệp lâu năm: Sản lượng điều ước
đạt 38.914 tấn, tăng 24,84%; cao su đạt 39.736,9 tấn, tăng 5,87%; hồ tiêu đạt
30.383,39 tấn, tăng 3,63%; cà phê đạt 2.034,77 tấn, tăng 6,69% so cùng kỳ.
Thời tiết giao mùa làm phát sinh dịch bệnh
tuy nhiên ở thể nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cây
trồng.
c. Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi
trên địa từ đầu năm đến nay mà đặc biệt là các tháng gần đây có nhiều khởi sắc,
thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm chăn nuôi ổn định, thịt heo hơi duy trì
mức giá từ 50 đến 53 ngàn đồng/kg;
lượng heo, gà hiện nay vẫn đáp ứng tốt nhu cầu thị trường tiêu thụ, dịch bệnh
được khống chế tốt. Số
lượng đàn heo và gia cầm tăng cao so cùng kỳ, nguyên nhân tăng là do giá tiêu
thụ tăng, lượng heo thịt hiện nay gần như ngang bằng với nhu cầu của thị
trường, đây là quy luật của thị trường khi cung bằng cầu. Số
lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 11/2018 như sau:
|
Đơn vị tính
|
Chính thức cùng kỳ
|
Thực hiện kỳ báo
cáo
|
So sánh cùng kỳ (%)
|
I. Gia súc
|
Con
|
2.154.670
|
2.598.203
|
120,58
|
1. Trâu
|
Con
|
2.934
|
3.030
|
103,27
|
2. Bò
|
Con
|
74.668
|
77.164
|
103,34
|
Tr. đó: Bò sữa
|
Con
|
280
|
277
|
98,93
|
3. Lợn
|
Con
|
2.077.068
|
2.518.009
|
121,23
|
II. Gia cầm
|
1000 con
|
20.565,83
|
23.655,86
|
115,03
|
Trong đó: Gà
|
1000 con
|
19.463,72
|
22.245,16
|
114,29
|
-
Số
lượng đàn: Tổng
đàn gia súc hiện có là 2.598.203 con, tăng 443.533 con (+20,58%) so cùng
kỳ. Trong đó trâu đạt 3.030 con tăng 3,27%, bò đạt 77.164 con tăng 3,34%; heo
đạt 2.518.009 con, tăng 21,23%. Giá heo hơi trên thị trường liên tục tăng
cao nên đã kích thích người chăn nuôi heo phát triển đàn; tổng đàn heo trên
địa bàn tỉnh đã lên đến 2,5 triệu con, tăng hơn 400 ngàn con so với cùng
kỳ năm trước, số heo tăng nhiều đa số thuộc các trang trại nuôi gia công
cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Dự báo, nếu giá heo hơi
còn giữ ở mức cao thì tổng đàn heo trên địa bàn sẽ còn tiếp tục
tăng. Tuy nhiên các ngành chức năng và địa phương cần khuyến cáo người dân và
chủ trang trại cân nhắc hợp lý không nên đầu tư lớn, ồ ạt sẽ dẫn tới cung lớn
hơn cầu, không tiêu thụ được dẫn tới thua lỗ.
Do thời gian qua giá tiêu thụ gà
luôn nằm ở mức hợp lý, tiêu thụ thuận lợi nên các trang trại đã chủ động tăng
đàn. Hơn nữa, khoảng 80% tổng đàn gà tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức trại
tập trung, áp dụng các qui trình an toàn dịch bệnh nên đảm bảo chất lượng sinh
trưởng vật nuôi. Hiện nay, một số trang trại nuôi gà thịt đã kết nối được
các doanh nghiệp tiêu thụ, tạo thành chuỗi khép kín từ trang trại đến bàn ăn,
góp phần thúc đây hoạt động chăn nuôi phát triển. Tổng đàn gia cầm
hiện có là 23.655,86 ngàn con, tăng 15,03% so cùng kỳ, trong đó gà đạt
22.245,16 ngàn con, tăng 14,29% so cùng kỳ.
- Sản lượng sản phẩm:
Dự ước sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh
11 tháng tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước 236,18 tấn,
giảm 13,52 tấn (-5,41%); thịt bò dự ước 5.455,24 tấn, giảm 68,22 tấn (-1,24%);
thịt heo 386.544,87 tấn, tăng 18.100,85 tấn (+4,91%) so cùng kỳ; thịt gia cầm
89.489,34 tấn, tăng 3.956,36 tấn (+4,63%) so cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm
đạt 634.510,02 ngàn quả, tăng 29.202,19 ngàn quả (+4,82%) so cùng kỳ.
2.2. Hoạt động Lâm
nghiệp
- Công tác trồng và chăm
sóc, nuôi dưỡng rừng: Trong tháng 11/2018 vẫn còn mưa nên thuận
lợi cho việc trồng rừng, các đơn vị lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng rừng để
đạt kế hoạch năm 2018. Dự ước trong tháng 11 diện tích rừng trồng mới tập trung
đạt 22 ha; lũy kế 11 tháng năm 2018 đạt 4.702 ha, tăng 1,93% so cùng kỳ.
Số
lượng cây lâm nghiệp trồng phân tán dự ước tháng 11/2018 đạt 2 ha bằng với tháng cùng kỳ, lũy kế 11 tháng đạt
260 ha, giảm 2,99% so cùng kỳ.
- Khai thác gỗ và lâm sản:
Sản
lượng gỗ khai thác dự ước tháng 11/2018 đạt 14.789 m3, tăng 0,76% so
tháng cùng kỳ; lũy kế 11 tháng đạt 167.554 m3, tăng 1,33% so cùng
kỳ, nguyên nhân tăng là gỗ nguyên liệu giấy đến thời kỳ khai thác nên sản lượng
tăng khá so với cùng kỳ.
- Công
tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Trong tháng 11 không xảy
ra vụ cháy rừng nào, lũy kế 11 tháng xảy ra 4 vụ cháy rừng tại huyện Vĩnh Cửu. Tình hình lâm phận trên toàn tỉnh ổn định, công tác
quản lý bảo vệ rừng được duy trì và tăng cường; trên địa bàn tỉnh không xảy ra
các vụ vi phạm lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng; các kế
hoạch, dự án, đề án, phương án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch đề
ra.
- Công tác kiểm tra kiểm
soát và xử lý vi phạm: Qua kiểm tra kiểm soát trong tháng
11/2018 đã phát hiện 20 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (tăng 14 vụ
so với tháng trước), cụ thể như sau: khai thác rừng trái phép 01 vụ; phá rừng
03 vụ; vận chuyển lâm sản trái pháp luật 02 vụ; vi phạm mua bán, cất giữ chế
biến lâm sản trái phép 04 vụ; vi phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang
dã 01 vụ; vi phạm khác 09 vụ. Lực lượng kiểm lâm đã xử lý 17 vụ vi phạm, tịch
thu các cá thể rắn, cheo cheo, vòi hương và mèo rừng; thu nộp ngân sách 266
triệu đồng.
2.3. Lĩnh vực Thủy
sản
- Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, bể bồn hiện có là 9.005,96
ha, tăng 2,48% so với cùng kỳ năm trước (+ 217,96 ha). Do thời tiết thuận lợi
và nhu cầu về thực phẩm thủy, hải sản tăng nên người nuôi trồng thủy sản mở
rộng thêm diện tích nuôi trồng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân,
đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
- Sản lượng thủy sản: Dự
ước sản lượng thủy sản trong tháng 11/2018 đạt 7.006,41 tấn; Lũy kế 11 tháng
sản lượng thủy sản đạt 55.698,02 tấn, tăng 8,46% so cùng kỳ, trong đó: Cá đạt
49.614,02 tấn tăng 8,68%; tôm đạt 5.504,93 tấn, tăng 4,61%; Thủy sản khác đạt
579,07 tấn, tăng 32,14% so cùng kỳ. Sản lượng cá chiếm 89,07% tổng sản lượng
thủy sản, nguyên nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ của người dân tăng, khuyến khích
nông dân mạnh dạn đầu tư thả những lứa cá mới; Theo thông tin của nông dân nuôi
cá nước ngọt, những tháng trở lại đây, giá nhiều loại cá nước ngọt có xu hướng
tăng và thị trường tiêu thụ xã hội ổn định. Nắm bắt được tình hình này người
nuôi trồng thủy sản đã đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt hiệu quả kinh tế
cao.
3.
Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
a.
Thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 11/2018 ước đạt
13.885,9 tỷ đồng, tăng 0,85% so tháng trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt
848,3 tỷ đồng, tăng 0,75%; Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 12.666,3 tỷ đồng,
tăng 0,86%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 371,3 tỷ đồng, tăng 0,81%.
Dự ước 11 tháng năm 2018 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch
vụ đạt 148.503,5 tỷ đồng, tăng 11,3% so cùng kỳ và đạt 89,8% so kế hoạch năm.
Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 11 tháng năm 2018 chia theo thành phần kinh tế:
- Kinh tế nhà nước dự ước đạt 10.153,8 tỷ đồng, chiếm
6,84% và tăng 5,3% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh
vực thương mại dịch vụ SXKD tương đối ổn định, một số ngành kinh doanh tăng
trưởng khá. Bên cạnh đó, một số ngành kinh doanh xu hướng chậm lại và giảm so
với cùng kỳ. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh ăn
uống, khách sạn nhà hàng đều tập trung nguồn hàng, đầu tư, triển khai các
chương trình vui chơi giải trí phục vụ người dân.
- Kinh tế ngoài
nhà nước ước đạt 134.547,9 tỷ đồng, chiếm 90,6% và tăng 11,9% so cùng kỳ. Trong
đó: Kinh tế tập thể ước đạt 163,4 tỷ đồng, tăng 8,1%; Kinh tế cá thể ước đạt
62.911,3 tỷ đồng, tăng 12,5%; Kinh tế tư nhân ước đạt 71.473,2 tỷ đồng, tăng
11,4% so cùng kỳ. Đây là thành phần kinh tế phát triển mạnh trong các ngành
nghề sản xuất kinh doanh, với mạng lưới thương mại, dịch vụ không ngừng tăng
lên về số lượng. Giá các mặt hàng tiêu dùng giảm nhẹ ở các nhóm: mặt hàng lương
thực, thực phẩm, ga, xăng dầu dẫn đến sức mua trên thị trường tăng.
- Kinh tế có vốn ĐTNN ước đạt 3.801,8 tỷ đồng,
chiếm 2,56% và tăng 7,1% so cùng kỳ. Nguyên nhân tổng mức bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ của khu vực này tăng là do nhu cầu mua sắm hàng hoá phục vụ sinh hoạt
tăng, các đơn vị kinh doanh bán lẻ khu vực này chủ yếu là các siêu thị đã được
đầu tư mở rộng nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ phục vụ tốt cho người
tiêu dùng.
Các doanh nghiệp khu vực có vốn ĐTNN kinh doanh dịch vụ, kinh doanh dịch vụ chơi golf nâng cao chất lượng phục vụ
thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài, góp phần làm tăng doanh thu so cùng kỳ.
Tổng
mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 11 tháng năm 2018 chia theo ngành hoạt động:
-
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng đạt 110.240,8 tỷ đồng, tăng 10,96% so cùng
kỳ. Một số nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng khá so cùng kỳ như: Hàng may
mặc tăng 15%; Ô tô các loại tăng 15,6%; Gỗ và vật liệu xây dựng tăng 13,3%; Đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,6%; Phương tiện đi lại trừ ôtô
tăng 12,8%; Đá quý, kim loại quý tăng 10,95%; Dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe
gắn máy và xe có động cơ tăng 14,7%...
-
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 11 tháng đạt 13.259,3 tỷ đồng, tăng 12,46%
so cùng kỳ. Trong đó dịch vụ lưu trú đạt 280,8 tỷ đồng, tăng 5,4%; dịch vụ ăn
uống đạt 12.978,5 tỷ đồng, tăng 12,6%.
-
Doanh thu du lịch lữ hành 11 tháng ước đạt 76,2 tỷ đồng, tăng 9,9% so cùng
kỳ. Các hoạt động của ngành du lịch có những chuyển
biến tích cực, một số doanh nghiệp kinh
doanh du lịch quảng bá, tìm kiếm mở rộng thị trường góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động dịch vụ du lịch ở các khu du lịch, điểm du
lịch: Suối Mơ, Giang Điền, Thác Đá Hàn,
Khu Du lịch Bửu Long, Vườn Xoài, Bò Cạp Vàng, Núi Chứa Chan...
tiếp tục được quan tâm đầu tư về cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao
chất lượng dịch vụ để thu hút du khách đến tham quan, vui chơi giải trí góp
phần tăng doanh thu dịch vụ.
- Doanh thu dịch vụ khác 11 tháng ước đạt 24.927,2 tỷ
đồng, tăng 12,1% so cùng kỳ. Một số ngành dịch vụ tăng khá so cùng kỳ như: Dịch
vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 12,96%; Dịch vụ giáo dục và đào tạo
tăng 11,1%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí tăng 13,3%; Hoạt động chuyên
môn khoa học công nghệ tăng 19,6%.
Tổng mức bán lẻ hàng
hóa, dịch vụ 11 tháng năm 2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
|
Kế hoạch 2018
|
Dự ước 11 tháng
2018
|
Chính thức 11 tháng
2017
|
Cơ
cấu 11T/2018 (%)
|
Ước
11 tháng năm 2018 so cùng kỳ
|
Tổng mức bán lẻ HH,
DV
|
165.400
|
148.503
|
133.446
|
100,00
|
111,28
|
- Nhà nước
|
|
10.154
|
9.643
|
6,84
|
105,30
|
- Ngoài nhà nước
|
|
134.548
|
120.252
|
90,60
|
111,89
|
- Khu vực có vốn ĐTNN
|
|
3.802
|
3.551
|
2,56
|
107,06
|
Phân theo ngành
hoạt động
|
|
|
|
|
- Thương nghiệp
|
|
110.241
|
99.352
|
74,23
|
110,96
|
- Khách sạn, nhà hàng
|
|
13.259
|
11.791
|
8,93
|
112,46
|
- Du lịch, lữ hành
|
|
76
|
69
|
0,05
|
109,87
|
- Dịch vụ
|
|
24.927
|
22.235
|
16,79
|
112,11
|
b.
Giá cả thị trường
Tình
hình diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh tháng 11 tương đối ổn định,
giá cả một số mặt hàng có xu hướng giảm như xăng, dầu, gas... do nhà nước điều
chỉnh giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2018 so với tháng 10/2018 giảm 0,23% (khu vực thành thị giảm 0,24%; nông thôn giảm 0,23%); so
với tháng 12 năm 2017 tăng 1,97%; so với tháng 11 /2017 tăng 1,91%; Bình quân 11
tháng so cùng kỳ tăng 2,99%.
Cụ thể ở các nhóm ngành
chính như sau:
Nhóm hàng ăn và
dịch vụ ăn uống tăng 0,09% so tháng trước; tăng 3,95% so tháng 12 năm trước và bình
quân cùng kỳ tăng 1,82%. Trong đó:
Nhóm lương thực
so tháng trước tăng 0,35%; so với tháng 12 năm trước giảm 2,08% và tăng 0,55%
so bình quân cùng kỳ.
Nhóm thực phẩm so tháng trước tăng 0,08%; so tháng 12/2017 tăng 6,38% và
tăng 2,26% so bình quân cùng kỳ. Trong
tháng 11 giá các mặt hàng thịt heo đã giảm; nguyên nhân là do sau thời gian
tăng giá mạnh hiện nay giá heo hơi đã ổn định và có xu hướng giảm nhẹ.
Nhóm đồ uống và
thuốc lá tăng 0,05% so tháng trước; tăng
0,08% so tháng 12/2017 và giảm 0,11% so bình quân cùng kỳ.
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,47% so tháng trước; tăng 3,19% so
tháng 12/2017 và tăng 3,13% so bình quân cùng kỳ.
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm
0,74% so tháng trước; giảm 0,52% so tháng 12/2017 và tăng 1,07% so bình quân
cùng kỳ. Trong đó điện tăng 0,57%; nước tăng 0,47% so tháng trước. Tháng 11 là
tháng bắt đầu vào mùa nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện và nước sạch của người
dân tăng cao. Nhóm gas và các loại chất đốt khác giảm 10,66% so tháng trước.
Trong tháng giá dầu hỏa; giá gas giảm mạnh do ảnh hưởng của giá thế giới giảm;
giá dầu hỏa giảm 1,03%; giá gas giảm 10,84%. Các mặt hàng VLXD như sắt, thép,
xi măng tăng nhẹ do chi phí vận chuyển và nhu cầu xây dựng tăng.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03%
so tháng trước; tăng 0,43% so tháng 12/2017 và tăng 0,97% so bình quân cùng kỳ.
Do nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng nên giá các mặt
hàng của nhóm này cũng tăng lên đáng kể.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02% so
tháng trước, giảm 4,87% so tháng 12/2017 và tăng 17,56% so bình quân cùng kỳ.
Nhóm giao thông giảm 2,03%
so tháng trước; tăng 5,69% so tháng 12 năm trước và tăng 8,3% so bình quân cùng
kỳ. Trong tháng giá các mặt hàng xăng, dầu giảm do ảnh hưởng của giá xăng, dầu
thế giới.
Các nhóm còn lại có chỉ số giá tăng, giảm
không nhiều, so tháng trước nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%, nhóm giáo dục
không tăng không giảm, nhóm văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,06%, nhóm hàng
hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%.
* Chỉ số giá vàng tháng 11/2018 so với tháng trước tăng 0,67%; so với tháng 12 năm
trước giảm 1,39%; bình quân cùng kỳ tăng 3,3%.
*
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2018, giảm 0,06% so tháng
trước; tăng 2,04% so với tháng 12 năm trước; bình quân cùng kỳ tăng 0,88%.
c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
* Xuất khẩu: Dự
ước kim ngạch xuất khẩu tháng 11 năm 2018 trên địa bàn đạt 1.599,2 triệu USD,
tăng 6,74% so tháng trước. Nguyên nhân tăng so tháng trước là do tháng gần cuối của năm nên các doanh nghiệp sản
xuất gấp rút hoàn thành các đơn hàng nhằm kịp thời gian xuất khẩu theo các hợp
đồng đã ký kết trong năm.
Dự ước 11 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt
16.773,6 triệu USD, tăng 10,7% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 205,7
triệu USD, tăng 6,9%; Kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.276,5 triệu USD, tăng 19,5%;
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14.291,5 triệu USD, tăng 9,5%. Kim ngạch
xuất khẩu 11 tháng đạt mức tăng trưởng cao ở hầu hết các mặt hàng, nhóm hàng
công nghiệp vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, với mức tăng trưởng được duy
trì từ 5.2% đến 16,3% so cùng kỳ. Cụ thể ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
tăng như: Giày dép đạt 3.315 triệu USD, tăng 13,2%; Dệt may đạt 1.784,8 triệu
USD, tăng 11,7%; sản phẩm gỗ đạt 1.250,5 triệu USD, tăng 13,6%; Máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 619,4 triệu USD, tăng 14,3%; Máy móc thiết
bị, dụng cụ phụ tùng đạt 1.252,7 triệu USD, tăng 14,3%; Xơ, sợi dệt đạt 1.440,6
triệu USD, tăng 12,5%; Sản phẩm từ thép đạt 656,6 triệu USD, tăng 16,3%… so
cùng kỳ. Bên cạnh đó giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hạt tiêu,
cao su, hạt điều giá xuất khẩu tiếp tục có xu hướng giảm do sản lượng dự trữ
trên thế giới dồi dào; do ảnh hưởng của tình hình thế giới đặc biệt là cuộc
chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ làm cho giá của các mặt hàng này giảm
như: giá cà phê giảm 25,4%; hạt điều giá đang ở mức 8.055 USD/tấn, giảm 20,8%;
giá hạt tiêu vẫn là mặt hàng giảm mạnh nhất hiện chỉ còn 2.971 USD/tấn, giảm
42,3% so cùng kỳ.
Về
thị trường xuất khẩu: 11 tháng năm 2018 chủ yếu tập trung vào thị trường chủ
lực như: Mỹ đạt 3.843 triệu USD, chiếm 22,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; Trung
Quốc đạt 1.688 triệu USD, chiếm 10,1%; Nhật Bản đạt 1.467 triệu USD, chiếm
8,7%... Các thị trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như: Đài Loan,
Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Nga…
*
Nhập khẩu: Ước kim ngạch nhập khẩu
tháng 11 năm 2018 đạt 1.455,6 triệu USD, tăng 4,4% so tháng trước. Dự ước 11
tháng đạt 14.620,7 triệu USD, tăng 10,54% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà
nước đạt 106,8 triệu USD, tăng 12,4%; Kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.041,4 triệu
USD, tăng 20,2%; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12.472,4 triệu USD, tăng
9,1%.
Tình hình nhập khẩu ở một số
mặt hàng 11 tháng/2018 như sau:
-
Nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm: Ước 11 tháng đạt 775 triệu USD,
tăng 33,6% so cùng kỳ. Nguyên nhân là do tình hình chăn nuôi heo trong nước đang
có xu hướng phục hồi; nhu cầu sử dụng thức ăn gia súc trong chăn nuôi ngày càng
cao nên các doanh nghiệp tập trung nhập nguyên liệu để sản xuất.
-
Chất dẻo nguyên liệu: Ước kim ngạch nhập khẩu 11 tháng năm 2018 đạt 722 ngàn
tấn, so với cùng kỳ tăng 0,25% về lượng và tăng 25,28% về giá trị, giá nhập
khẩu chất dẻo nguyên liệu đang ở mức 1.899 (USD/tấn) tăng 9,14% so với cùng kỳ.
-
Bông các loại: Ước kim ngạch nhập khẩu 11 tháng năm 2018 đạt 354 ngàn tấn, so
với cùng kỳ tăng 20,34% về lượng và tăng 27,32% về giá trị.
-
Xơ, sợi dệt các loại: ước kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đạt 204 ngàn tấn, tăng
11% về lượng và tăng 26% về trị giá. Nguyên nhân là do hiện nay cuộc chiến
thương mại giữa Mỹ và trung Quốc vẫn ngày càng cao làm cho việc sản xuất các
nguyên liệu này từ Trung Quốc giảm mạnh. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng nguyên vật
liệu bông; xơm dệt sợi trong sản xuất tăng cao làm cho giá thành nhập khẩu các
mặt hàng này tăng. Hiện nay giá mặt hàng xơ, sợi ở mức 2.534 USD/tấn, tăng
19,4% so với cùng kỳ.
-
Máy móc, thiết bị 11 tháng năm 2018 ước đạt 1.544 triệu USD, tăng 6,7% và chiếm
10,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
-
Chất dẻo nguyên liệu 11 tháng ước đạt 1.367 triệu USD, tăng 25,3% về giá trị,
chiếm 9,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng
2018
|
Ước thực hiện
(Triệu USD)
|
So sánh
(%)
|
Tháng
11/
2018
|
11
tháng/
2018
|
Tháng trước
|
Cùng kỳ
|
1. Kim ngạch xuất
khẩu
|
1.599,16
|
16.773,62
|
106,74
|
110,71
|
Nhà nước
|
18,95
|
205,68
|
103,76
|
106,92
|
Ngoài nhà nước
|
228,69
|
2.276,47
|
103,36
|
119,52
|
Đầu tư nước ngoài
|
1.351,53
|
14.291,47
|
107,37
|
109,48
|
2. Kim ngạch nhập
khẩu
|
1.455,57
|
14.620,67
|
104,40
|
110,54
|
Nhà nước
|
9,49
|
106,81
|
101,31
|
112,38
|
Ngoài nhà nước
|
203,80
|
2.041,45
|
102,81
|
120,21
|
Đầu tư nước ngoài
|
1.242,29
|
12.472,41
|
104,68
|
109,09
|
d. Giao thông vận tải
- Vận chuyển hàng hóa: Ước sản lượng vận chuyển hàng hóa tháng 11 đạt
4.507,9 ngàn tấn, tăng 0,31%; luân chuyển hàng hóa đạt 302.513 ngàn tấn.km,
tăng 0,33% so tháng trước. Ước 11 tháng vận chuyển hàng hóa đạt 49.079 ngàn
tấn, tăng 5,91%; luân chuyển đạt 3.301.588 ngàn tấn.km, tăng 5,98% so cùng kỳ.
Trong đó: Đường bộ đạt 47.749 ngàn tấn vận chuyển, tăng 6% và 3.074.548 ngàn
tấn.km luân chuyển, tăng 6,21%; đường sông đạt 1.330,1 ngàn tấn vận chuyển,
tăng 2,77% và 227.040 ngàn tấn.km luân chuyển, tăng 2,93%.
Ước doanh thu vận tải hàng hóa tháng 11 đạt 541,3 tỷ đồng, tăng 0,62% so
tháng trước. Dự ước 11 tháng đạt 5.362,1
tỷ đồng, tăng 11,47% so cùng kỳ.
- Vận chuyển hành khách: Ước sản lượng vận tải hành khách tháng 11/2018 đạt 8.726,8 ngàn hành khách, tăng 0,43%; luân chuyển đạt 552.431 ngàn hành khách.km, tăng 0,4% so tháng trước. Ước 11 tháng vận chuyển đạt 94.985,1 ngàn hành khách, tăng 5,99%; luân chuyển hành khách đạt 6.061.086 ngàn hành khách.km, tăng 6,03% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt
92.369,7 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 6,11% và 6.059.194 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 6,03%; đường sông đạt 2.615,3 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 1,95% và 1.892 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 2,7%.
Ước doanh thu vận tải hành khách tháng 11 đạt 245,1 tỷ đồng, tăng 0,55% so tháng trước. Ước 11 tháng đạt 2.482,7 tỷ đồng, tăng 12,3% so cùng kỳ.
- Doanh thu hoạt động kho
bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 11 đạt 397,3 tỷ đồng,
tăng 1,33% so tháng trước. Dự ước 11 tháng đạt 4.434,1 tỷ đồng, tăng 22,65% so
cùng kỳ.
- Khối lượng hàng hóa thông
qua cảng tháng 11 đạt 676,3 ngàn tấn, tăng 1,2% so tháng trước,
trong đó: Hàng nhập khẩu đạt 201 ngàn tấn, hàng xuất khẩu 251,9 ngàn tấn, hàng
nội địa 223,4 ngàn tấn. Ước 11 tháng sản lượng đạt 6.721,6 ngàn tấn, so cùng kỳ
tăng 7,64%.
4.
Đầu tư phát triển
Dự
ước tháng 11 năm 2018 vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
do địa phương quản lý đạt 955 tỷ đồng, tăng 8,7% so tháng trước. Ước 11 tháng
thực hiện 6.105,9 tỷ đồng, tăng 23,3% so cùng kỳ và bằng 84,3% so kế hoạch năm
2018. Tình hình thực hiện như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp
tỉnh quản lý:
Ước
tháng 11 năm 2018 thực hiện 530,4 tỷ đồng, tăng 10,1% so với tháng trước. Dự ước
11 tháng năm 2018 thực hiện 3.867,9 tỷ đồng, tăng 16,1% so cùng kỳ và đạt 92,2%
so kế hoạch năm 2018.
Một số dự án trọng điểm:
- Dự án đầu tư thí điểm
trường học tiên tiến hiện đại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020. Dự ước khối lượng thực hiện tháng 11/2018 là 8 tỷ đồng,
tính đến thời điểm hiện nay tất cả trang thiết bị theo hợp đồng công trình đã
được tập kết khoảng 90%. Dự kiến trong quý 4 sẽ cung cấp và hoàn
thành lắp đặt thiết bị theo hợp đồng.
-
Dự án Đường kết nối vào cảng Phước An (đoạn từ đường 319 đến nút giao cắt với
đường cao tốc Bến Lức – Long Thành), huyện Nhơn Trạch. Khối lượng thực hiện trong tháng 11/2018 là 720 triệu
đồng.
-
Dự án xây dựng mới Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai. Vốn kế hoạch năm 2018 cho dự án là: 40 tỷ đồng. Dự án đã
được duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hiện đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu tư
vấn thiết kế bản vẽ thi công dự toán công trình. Khối lượng thực hiện trong
tháng 11/2018 là 1,3 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 11 tiến hành khởi công.
- Dự án Xây dựng mới tuyến
đường nối Hương lộ 10 đoạn từ ranh giới huyện Cẩm Mỹ và huyện Long Thành đến vị
trí giao với ĐT 769. Tổng vốn đầu tư 357 tỷ đồng, tuyến đường dài 11.290m, mặt
đường rộng 11m (bao gồm lề đường. Khối lượng thực hiện trong tháng 11/2018 là
4,2 tỷ đồng. Hiện tại nhà thầu tiếp tục thi công đoạn từ km13 – km22.
* Các dự án khác
như: Dự án chống ngập
suối Tân Mai với tổng kinh phí đầu tư trên 45 tỷ đồng công trình đang được đẩy
nhanh tiến độ. Dự ước tháng 11/2018 thực hiện 3,5 tỷ đồng; Dự án nạo vét cải
tạo suối Linh với kinh phí 36 tỷ đồng. Hiện tại nhà thầu đang tiến hành nạo vét
bùn, rác và đất đá tiến hành kè bê tông hai bên bờ suối. Dự ước tháng 11/2018
thực hiện 1 tỷ đồng; Dự án xây dựng trường tiểu học An Phước huyện Long Thành
dự ước thực hiện tháng 11/2018 là 1,7 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước do
cấp huyện quản lý:
Dự ước tháng 11 năm 2018 thực hiện 366,87 tỷ đồng, tăng 7,7% so tháng trước. Dự ước 11
tháng năm 2018 thực hiện 1.851,9 tỷ đồng, tăng 44,7% so cùng kỳ và bằng 70,2%
so kế hoạch năm 2018. Tình hình thực hiện các công trình như sau: Dự
án xây dựng trường mầm non Thống Nhất (TP.Biên Hòa) dự kiến tháng 11/2018 thực
hiện 2,9 tỷ đồng; Dự án xây dựng trung tâm dịch vụ hành chính công (TP.Biên Hòa) dự kiến tháng 11/2018 thực hiện 16,9 tỷ đồng; Dự
án xây dựng trường trung học cơ sở Nhơn Tịnh dự kiến tháng 11/2018 thực hiện
2,1 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do
cấp xã quản lý:
Dự ước tháng 11 năm 2018 thực hiện 58,17 tỷ đồng, tăng
3,1% so tháng trước. Dự ước 11 tháng năm 2018 thực hiện 386 tỷ đồng, tăng 13,2%
so cùng kỳ, bằng 93% kế
hoạch năm 2018.
Nhìn chung tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách
Nhà nước do địa phương quản lý 11 tháng năm 2018 tương đối thuận lợi nhưng còn
gặp những khó khăn nhất định, nguyên nhân là do tình hình giải ngân còn tương
đối chậm, bên cạnh đó trong công tác đền bù, giải tỏa, giải phóng mặt bằng còn
nhiều vướng mắc, công tác giải ngân ở các công trình xây dựng cơ bản còn chậm.
Nên ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công của các dự án.
5. Thu hút đầu tư
Tính từ đầu năm đến ngày 22/11/2018 Tổng vốn đăng ký cấp mới và
dự án tăng vốn đầu tư nước ngoài là 1.767,25 triệu USD, đạt 176,7% so kế hoạch năm, bằng
95,7% so cùng kỳ; trong đó cấp mới 109 dự án với tổng vốn đăng ký 946 triệu
USD, tăng 29,7% so cùng kỳ và 87 dự án tăng vốn với số vốn bổ sung 789,4 triệu
USD, tăng 5,15% so cùng kỳ.
- Phát triển
doanh nghiệp dân doanh: từ đầu năm đến ngày 15/11/2018 tổng vốn đăng ký thành
lập mới và bổ sung tăng vốn là: 37.513 tỷ đồng, bằng 90,3% so với cùng kỳ (năm 2017 là 41.527,6 tỷ đồng). Trong đó
số đăng ký thành lập mới là 3.106 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 26.772 tỷ
đồng và 475 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với vốn đăng ký bổ sung là
10.741 tỷ đồng.
Tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký
doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: Tính từ ngày 01/01/2018 đến ngày
15/11/2018 đã có 8.569 lượt doanh nghiệp
đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia 1.120 doanh nghiệp
đăng ký trả kết quả tại nhà.
Triển khai thực hiện đề án hỗ trợ doanh nghiệp: Từ đầu năm đến ngày 15/11/2018 thực hiện hỗ trợ, soạn thảo được
774 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, thông báo sử dụng mẫu dấu và đăng tải trên hệ
thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cho các cá nhân, doanh nghiệp có
đề nghị.
Về tình
hình giải thể doanh nghiệp: 11
tháng có 248 doanh nghiệp giải thể với số vốn 2.127 tỷ đồng và 236 Chi nhánh,
địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động. Các doanh nghiệp
này, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân chủ
yếu là do kinh doanh không hiệu quả.
6. Tài chính – Ngân hàng
Dự
ước tổng thu ngân sách năm 2018 đạt 50.707 tỷ đồng, đạt 94% so dự toán. Trong
đó: Thu nội địa 33.707 tỷ đồng, đạt 88% so dự toán; Thu từ hoạt động xuất nhập
khẩu 17.000 tỷ đồng, đạt 110% so dự toán, tăng 12% so cùng kỳ
Dự ước tổng chi ngân sách địa phương
năm 2018 ước đạt 22.398 tỷ đồng, đạt 105%
so dự toán. Trong đó: Chi đầu tư phát triển là 9.412 tỷ đồng, đạt 130% so dự toán; Chi thường xuyên 12.009 tỷ đồng, đạt 99%
dự toán, tăng 7% so cùng kỳ. Chi thường
xuyên cơ bản đáp ứng kịp thời, đầy đủ kinh phí cho hoạt động của các cơ quan,
đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chi ngân sách
đúng tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo trong dự toán được HĐND tỉnh giao.
b. Hoạt động ngân hàng
Ngành ngân hàng Đồng Nai tiếp tục
chủ động triển khai thực hiện tốt các chủ trương chính sách, chỉ đạo của Chính
phủ để hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Tình hình hoạt động của các tổ chức
tín dụng (TCTD) trên địa bàn tương đối ổn định và phát triển. Tập trung ưu tiên
vốn, mở rộng tín dụng cho vay khách hàng, nhất là các khách hàng thuộc các lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và
vừa; Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng, hạn mức kinh tế,
hạn chế nợ xấu mới phát sinh.
Dự ước tổng nguồn
vốn huy động của các TCTD trên địa bàn đến 31/12/2018 đạt 180.314
tỷ đồng, tăng 9,01% so với 31/12/2017. Trong
đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 167.244 tỷ đồng, tăng 12,65%; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 11.350 tỷ đồng, giảm 24,15%. Tiền gửi ngoại tệ giảm do sự ổn
định của tiền Việt Nam đồng và lãi suất tiền gửi USD bằng 0%.
Đến 31/12/2018 tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước
đạt 191.339 tỷ đồng, tăng 19,82% so với đầu năm (trong đó nợ xấu ước chiếm 1,1% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp
tín dụng bao gồm:
- Giá
trị các khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp ước đạt: 3.230 tỷ đồng..
- Tổng dư
nợ cho vay ước đạt: 188.109 tỷ đồng, tăng 20,19% so đầu năm. Dư nợ cho vay tăng khá cao do các ngân
hàng thương mại trên địa bàn đã tích cực chủ động tăng trưởng tín dụng, chủ yếu
cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu trên địa
bàn.
7.
Một số tình hình xã hội
a.
Văn hóa thông tin
Trong tháng 11 năm 2018, ngành VHTTDL đã
chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai kế hoạch tuyên truyền các sự kiện
chính trị trọng đại của đất nước như: Đại hội TDTT tỉnh Đồng Nai năm 2018;
Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
giai đoạn 2008 - 2018; Tuyên truyền biển đảo Việt Nam giai đoạn 2018 -
2020…; thực hiện treo 350 lá cờ phướn, 25,6m2 phông sân khấu,
70m2 băng rôn. Phục vụ trang trí tổng thể và dự chào mừng lễ
kỷ niệm 320 năm Biên Hòa - Đồng Nai hình thành và phát triển (1698 -
2018).
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật tiếp tục thực hiện vai trò
nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao, trong tháng đoàn Ca múa nhạc
Đồng Nai, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống thực hiện các buổi biểu diễn phục vụ
các sự kiện chính trị như: Lễ kỷ
niệm 65 năm Quốc Khánh Vương Quốc Campuchia (09/11/1953- 09/11/2018); Lễ khai mạc, bế mạc Hội thao ngành Thanh tra lần thứ IX năm 2018; Lễ kỷ niệm
20 năm ngày thành lập CĐVC tỉnh Đồng Nai (25/11/1998- 25/11/2018); Đại hội Nữ trí thức Đồng Nai lần thứ II;...
Trong
tháng 11, Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức chiếu phim, tuyên truyền và phục
vụ các nhiệm vụ chính trị; tổ chức 08 đội chiếu phim lưu động phục vụ các xã
nông thôn mới, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa và phục vụ công nhân các khu
công nghiệp trong tỉnh. Kết hợp nội dung tuyên truyền các sự kiện quan trọng:
kỷ niệm 320 năm Biên Hòa - Đồng Nai hình thành và phát triển (1698 - 2018); kỷ
niệm 88 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 -
18/11/2018);…Kết quả 7 đội chiếu phim lưu động phục vụ vùng sâu, vùng xa 161
buổi với 40.088 lượt người; Đội chiếu phim số 8 phục vụ công nhân 23
buổi; 7.890 lượt người xem.
Công tác bảo tồn, bảo
tàng: Thực hiện triển lãm chuyên đề “Nữ
Lực lượng vũ trang Đồng Nai - 74 năm chung bước quân hành” chào mừng kỷ
niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/12/2018),
72 năm ngày Truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Đồng Nai (15/5/1946 -
15/5/2018 và triển lãm chuyên đề “Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay” nhân
kỷ niệm 320 năm Biên Hòa - Đồng Nai. Mở cửa phòng triển lãm, phòng trưng bày phục vụ các đoàn khách tham quan trong và ngoài nước, các
đoàn học sinh, sinh viên đến nghiên cứu và học tập. Trong tháng, Bảo tàng đón
khoảng 3.000 lượt khách đến tham quan, học tập.
b. Thể dục, thể thao
Trong
tháng 11, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao đã tổ chức 03 giải trong khuôn khổ Đại hội TDTT
cấp tỉnh: Giải vô địch Bơi, giải Cầu lông, Giải đua xe đạp. Đồng thời tổ chức
02 giải cấp tỉnh, gồm: Giải Cúp
Taekwondo các CLB mở rộng tỉnh Đồng Nai, Giải Bóng Rổ các câu lạc bộ tỉnh Đồng Nai mở rộng năm 2018.
Tham gia 01 giải quốc tế (Giải Vô địch Vovinam
Châu Á năm 2018 tại Indonesia, đạt 01 HCV);
05 giải quốc gia (đạt 02 HCV, 03 HCB,
02 HCĐ) và 02 giải cụm, khu vực (đạt 06 HCV, 06 HCB, 05 HCĐ)
c.
Giáo dục, đào tạo
Giáo dục
mầm non: Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ quản lý – giáo viên mầm
non ngoài công lập về công tác chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng, bảo đảm
an toàn cho trẻ trong trường Mầm non. Trong đó kiểm tra tình hình tổ chức cho
trẻ uống “Sữa học đường” tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Tổ chức hội thảo chuyên môn và họp Ban
hướng dẫn nghiệp vụ cấp tỉnh lần 1
tại Trường
Mầm non Long Thành và Huyện Tân Phú; Xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức hội thi “Xây dựng
trường Mầm
non lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện,
tỉnh, bộ.
- Công
tác giáo dục tiểu học: Tiếp
tục kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học
2017-2018 về Đổi mới phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực học sinh.
Kế
hoạch phát triển trường học, dạy học theo Mô hình VNEN tại các trường trong Dự
án và trường mở rộng; việc thực hiện đề án Sữa học đường; vệ sinh trường
lớp.v.v…) tại các trường tiểu học thuộc huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ và Định Quán.
- Công
tác giáo dục trung học –
giáo dục thường xuyên:
Tổ
chức tập huấn theo Cụm cho giáo viên THPT về các phương pháp và kĩ thuật dạy
học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học của tất cả các trường THPT, TT.GDTX
và các cơ sở có dạy văn hóa khối THPT.
Phối
hợp phòng Tổ chức cán bộ kiểm tra cấp phép trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn;
Triển khai thí điểm và tổ chức tham quan mô hình giáo dục STEM tại Vũng Tàu.
Tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình thực hiện công tác
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2015 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai. Tham mưu hướng dẫn sơ kết học kỳ I và tổ chức kiểm tra học kỳ I đối với
cấp Trung học.
Tổ
chức Hội nghị chuyên môn môn Tiếng Anh gồm các tỉnh: Đồng Nai, Bến Tre, Tây
Ninh, Kiên Giang… về đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học Tiếng Anh
nhằm phát triển năng lực của học sinh, tại trường THPT Trấn Biên, TP. Biên Hòa.
e.
Y tế
Theo báo cáo của ngành Y tế,
trong tháng 11 năm 2018 dịch bệnh xảy ra trong toàn tỉnh như sau:
Sốt xuất huyết: 1.397 ca, tăng 421 ca (+43,14%) so tháng trước. Số trường hợp mắc giảm ở 04/11 huyện (Định
Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Tân Phú); số trường hợp mắc tăng ở các địa phương
còn lại, trong đó tăng nhiều nhất ở huyện Nhơn Trạch.
Hoạt
động xử lý ổ dịch: Tổng số ổ dịch sốt xuất huyết Dengue
được xác định và xử lý trong tháng 11/2018 là 198/206 ổ dịch đạt 96%. Cộng dồn
đến hết tháng 11/2018 có 1.150 ổ dịch được xử lý/1.159 ổ dịch phát hiện, đạt
99,2%.
Trong tháng thực hiện giám
sát công tác tổng vệ sinh môi trường–Chiến dịch diệt lăng quăng vòng 4 tại các địa
phương: huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch; Tân Phú và Định Quán.
Ngành y tế tổ chức phân bổ, cấp phát vật tư chiến dịch; Giám sát phun hóa chất
diện rộng tại các địa phương: huyện Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Nhơn Trạch và thành phố
Biên Hòa.
-
Sởi: 215 ca, tăng 106 ca (+1.97 lần) so tháng trước. Ngành y tế tổ chức Tiêm
vét vắc xin sởi cho trẻ từ 9 - 17 tháng tuổi và Sởi – Rubella cho toàn bộ trẻ
có độ tuổi từ 18 - 60 tháng tuổi trên 171 xã/phường/thị trấn trên toàn tỉnh;
Tiêm vắc xin phòng sởi –Rubella cho nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều trị,
phòng, chống dịch bệnh Sởi tại các cơ sở y tế được xác định chưa được tiêm
phòng vắc xin Sởi – Rubella.
- Sốt rét: 2 ca, giảm 3 ca (-60%) so tháng trước. Cấp phát thuốc, vật tư xét
nghiệm, test chẩn đoán cho các Trung tâm Y tế, Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện;
thực hiện công tác giám sát dịch tễ định kỳ tại xã Hiếu Liêm – huyện Vĩnh Cửu
và xã Thanh Sơn-huyện Định Quán; điều tra trường hợp bệnh mắc sốt rét ngoài
cộng đồng.
- Hội chứng tay chân miệng: 3.280 ca, tăng 724 ca (+1,28 lần) so tháng trước. Đến tháng 11/2018 đã triển khai thực hiện khử trùng đợt 1 tại 1.115 trường
mầm non trên địa bàn với 2.307 kg Cloramin B. Trong
tháng thực hiện giám sát công tác xử lý ổ dịch Tay chân miệng tại huyện Nhơn
Trạch, Long Thành.
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy
ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 46 người mắc, không có trường hợp mắc bị tử vong.
Công tác kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong tháng ngành Y tế đã tổ chức được 1.733 lượt
kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh; số
cơ sở đạt chuẩn có 1.571 cơ sở, trong đó: có 162 cơ sở vi phạm (cảnh cáo, nhắc
nhở 158 cơ sở, phạt tiền 4 cơ sở với số tiền 7 triệu đồng). Xây dựng xã mô hình
điểm tuyến xã về thức ăn đường phố đạt 101/116 và đang thực hiện 1 mô hình điểm
suất ăn công nghiệp.
f.
Giải quyết việc làm:
-
Trong tháng đã giải quyết việc làm cho 5.436 lượt người. Trong đó: đưa vào các
doanh nghiệp 3.959 lượt người; Lồng
ghép các chương trình kinh tế - xã hội: 1.477 lao động. Lũy kế từ đầu
năm đến nay giải quyết cho 84.833 lượt người, đạt 106,4% kế hoạch năm.
Trong
tháng tổ chức 01 sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 27 doanh nghiệp và
350 lượt người. Đã tư vấn việc làm cho 200 lượt lao động, tiếp nhận trực tiếp
150 hồ sơ.
Trong
tháng, có 3.890 người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp, đã quyết định hưởng trợ
cấp thất nghiệp cho 3.286 người. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho 3.915 lượt
lao động thất nghiệp, hỗ trợ học nghề cho 273 người.
Tổ chức 02 lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho 120
cán bộ an toàn, công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động của các doanh nghiệp;
hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
g.
Đào tạo nghề:
Trong
tháng 11 đã tuyển mới đào tạo nghề cho 4.168 người, trong đó Cao đẳng: 478
người, Trung cấp: 629 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 3.061 người (Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 312 người). Tính từ đầu năm đến nay đã
tuyển mới 75.336 người đạt 105,2% kế hoạch năm.
Tỷ lệ đào tạo từ trung cấp trở
lên trên tổng số lao động đào tạo là 24,25%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào
tạo nghề từ 56,78% năm 2017 lên 59,09% năm 2018, đạt chỉ tiêu đề ra năm 2018 là
59% tỷ lệ qua đào tạo nghề.
Trong tháng 11 có 7.413 người tốt nghiệp
các khóa đào tạo nghề, trong đó: Cao đẳng: 1.552 người, Trung cấp: 1.247 người,
Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 4.114
người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 464 người). Tính từ
đầu năm đến nay có 62.731 người tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề đạt 95.19% kế
hoạch năm.
Phối
hợp bàn giao trang thiết bị dạy nghề đợt 1 cho 2 trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng
Nai và cao đẳng công nghệ cao Đồng Nai theo dự án “Nâng cao chất lượng dạy nghề
phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2016-2020”.
h.
Công tác giảm nghèo:
Tính
đến cuối tháng 10 năm 2018, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 3.689 hộ. Trong
đó số hộ nghèo vay 280 hộ với số tiền 9.382 triệu đồng; hộ cận nghèo vay
1.498 hộ với số tiền 50.718 triệu đồng
và hộ thoát nghèo vay 1.911 hộ với số tiền 66.808 triệu đồng.
Ước
tháng 11 năm 2018, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 247 hộ với số tiền
29.057 triệu đồng. Trong đó số hộ nghèo vay 34 hộ với số tiền 2.001 triệu đồng;
hộ cận nghèo vay 47 hộ với số tiền 9.456 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 166
hộ với số tiền 17.600 triệu đồng.
i.
Tình hình trật tự an toàn xã hội
(Tính từ ngày 11/10/2018 đến
ngày 14/11/2018)
- Phạm pháp hình sự: Trong
tháng xảy ra 80 vụ làm chết 2 người bị thương 13 người thiệt hại 1.228 triệu
đồng, đã điều tra và bắt 92 đối tượng thu hồi 581 triệu đồng, so tháng trước
tăng 8 vụ, tăng 11,1%
- Phạm pháp kinh tế và phạm
pháp trong
lĩnh vực môi trường: Phát hiện
15 vụ phạm pháp kinh tế, bắt 17 đối tượng, xử lý hành chính 15 vụ và 16
đối tượng với số tiền 192 triệu đồng, so tháng trước giảm 29,17%.
Vi
phạm trong lĩnh vực môi trường 34 vụ bắt 40 đối tượng, xử phạt hành chính 15 vụ
và 16 đối tượng với số tiền 417,4 triệu đồng, so tháng trước tăng 5 vụ, tăng
19,23%.
- Tệ nạn xã hội
+
Ma túy: Phát hiện 46 vụ bắt 164 đối tượng, xử phạt hành chính 5 vụ và 109 đối
tượng, lập hồ sơ khởi tố 3 vụ và 5 đối tượng so tháng trước tăng 9 vụ
(+24,3%).
+
Cờ bạc: Phát hiện 36 vụ bắt 194 đối tượng, xử phạt hành chính 20 vụ và 93 đối
tượng, lập hồ sơ khởi tố 4 vụ và 13 đối tượng, so tháng trước tăng 15 vụ, tăng
71,4%.
- Tai nạn giao thông:
+
Đường bộ: Xảy ra 33 vụ, so tháng trước tăng 24 vụ (+3,6 lần), làm chết 21
người, bị thương 23 người. Nguyên nhân đa phần do điều khiển phương tiện chạy
quá tốc độ, không quan sát, đi không đúng phần đường, lấn trái đường, qua đường
bất cẩn, say rượu bia, vượt sai qui định v.v..
+
Đường sắt: Xảy ra 01 vụ, làm chết 01 người, so tháng trước không tăng, không
giảm.
+
Đường thủy: Trong kỳ không xảy ra.
- Tình hình cháy, nổ:
+
Cháy: trong kỳ xảy ra 12 vụ so với tháng trước tăng 6 vụ, tăng 200%
+
Nổ: Trong kỳ không xảy ra./.
CTK
ĐỒNG NAI