Năm 2019 mặc dù gặp không ít khó khăn do
ảnh hưởng của dịch bệnh trên đàn gia súc gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp,
bên cạnh đó kinh tế thế giới biến động cũng bị tác động ảnh hưởng đáng kể đến
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp...Tuy nhiên với sự lãnh đạo tích cực, kịp
thời, hiệu qủa của tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các
ngành, địa phương và doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm
2019 đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Đồng nai tiếp tục đạt
mức tăng trưởng khá so cùng kỳ.Các hoạt động
văn hóa, xã hội và chính sách an sinh xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và đạt
được kết quả quan trọng, đời sống dân cư tiếp tục được quan tâm, cải thiện
và nâng cao.
1. Tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP)
Tăng trưởng và đóng góp chung: Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn
tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 204.079
tỷ đồng, tăng 9,05% so với cùng kỳ, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong
việc chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành ngay từ những tháng đầu năm và
cả năm 2019.
Trong mức tăng 9,05%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,08%, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào mức tăng
chung. Năm 2019 ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài, đặc
biệt dịch tả lợn Châu Phi lây trên diện rộng, đến nay nhiều hộ chăn nuôi vẫn
chưa tái đàn đã làm ảnh hưởng đến mức đóng góp vào GRDP của khu vực này.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,15%, đóng góp
6,87 điểm phần trăm; điểm nổi bật của khu vực này là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức cao 12,15%, là ngành chiếm tỷ trọng cao
trong khu vực này (chiếm 88,22%); ngành sản xuất phân phố điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước tăng 12,88%; khai khoáng tăng 13,45%; Cung cấp nước, hoạt động
quản lý rác thải, nước thải tăng 7,33% đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của khu vực này.
Khu vực dịch vụ tăng 7,09%, đóng góp 1,7
điểm phần trăm, trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng
lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Vận tải kho bãi tăng 10,16%; Dịch vụ lưu
trú và ăn uống tăng 7,94%; Hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,77%;
Giáo dục đào tạo tăng 8,76%; Hoạt động y tế tăng 7,99%; Hoạt động hỗ trợ hành
chính tăng 9,04%... Thuế sản phẩm tăng 2,97%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.
Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm và
thủy sản chiếm tỷ trọng 9,12%; khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 61%; khu
vực dịch vụ chiếm 22,16% và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 7,73%.
GRDP bình quân đầu người năm 2019 (theo giá hiện
hành) dự ước đạt 113,7 triệu đồng, tăng 9,69% so năm trước. GRDP bình
quân đầu người năm 2019 theo USD dự ước đạt 4.912,2 USD, tăng 7,97% so năm
trước.
2.
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng 8,8%
so cùng kỳ. Trong đó: Khai khoáng tăng 5,09%; nhóm ngành chế biến, chế tạo tăng
8,6%; sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước,tăng 12,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước tăng 7,61%.
Năm
2019, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đạt mức tăng
trưởng khá so cùng kỳ, là do kết quả đóng góp của các ngành công nghiệp chủ lực sản xuất ổn
định,tăng trưởng cao đã góp phần làm tăng chỉ số sản xuất công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp cấp II, năm 2019 hầu hết các ngành đều có chỉ số sản xuất công
nghiệp tăng so cùng kỳ, cụ thể ở một
số ngành công
nghiệp chủ lực như sau:
Chỉ số sản xuất
ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 14,93% so cùng kỳ. Đây là
ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao về giá trị sản xuất trong toàn ngành công
nghiệp. Nguyên nhân tăng cao là do thị trường xuất khẩu ổn định từ khách hàng
Mỹ và liên minh Châu Âu nên chỉ số sản xuất tăng nhanh.Bên cạnh đó, lợi thế
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu
lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành giày da mở rộng thị trường châu Mỹ; trong
đó, có những thị trường tiềm năng như: Mexico, Canada. Một số doanh nghiệp sản
xuất giày dép có mức tăng 8,5 - 19% như: Công ty Dona Pacific, công ty Chang
shin, công ty Pousung, công ty Taekwang vina, công ty giày Việt Vinh.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất
trang phục tăng 10,11% so cùng kỳ;
Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất
thiết bị điện tăng 15,64% so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp của
ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 10,10% so cùng kỳ. Mặc dù ngành
này những tháng đầu năm gặp khó khăn về giá nguyên liệu đầu vào luôn biến động
tăng cao và tình trạng thiếu lao động lành nghề
nên sản xuất của ngành này tăng không cao. Tuy nhiên các tháng gần đây
ngành sản xuất chế biến gỗ có xu hướng ổn định do có hợp đồng tiêu thụ, nguồn
nguyên liệu bớt khan hiếm do đó tình hình sản xuất có xu hướng tăng trưởng rõ
rệt: Công Ty TNHH Johson Wood; công ty ty Shingmark Vina; Công Ty TNHH Hòa Bình
có mức tăng 6,7->15% so cùng kỳ.
Ngành Dệt hiện là
ngành chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 của tỉnh. Các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này rất quan tâm đến việc tận dụng các ưu đãi từ hiệp định thương mại
tự do (FTA) để tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhờ
có thị trường xuất khẩu ổn định nên sản xuất tăng trưởng. Chỉ số sản xuất ngành
này tăng 11,76% so cùng kỳ;
Ngoài ra, các ngành có quy mô sản xuất lớn vẫn duy trì mức tăng trưởng khá ổn định như:
Ngành sản xuất thuốc lá (+9,8%); sản xuất nước uống (+7,91%), sản xuất xe có động cơ (+5,23%); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+10,05%)... do có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Chỉ số sản phẩm công nghiệp năm 2019 các sản phẩm có
chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Máy giặt (+38,24%); cà phê các loại (+23,37%); Thuốc bảo
vệ thực vật (+10,27%); Quần áo các loại (+12,62%);Vải các loại
(+13,20%); Thuốc lá sợi (+9,93%); giày dép các loại (+13,07%); Sợi các
loại (+10,79%); Bột ngọt (+8,31%); bao bì các loại (-4,25%).v.v….
3. Tình hình đăng ký doanh nghiệp và thu
hút đầu tư
Đồng Nai là tỉnh công nghiệp phát triển có khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức đầu tư lớn. Năm
2019 các chính sách về thu hút đầu tư của địa phương, môi trường đầu tư kinh
doanh và thủ tục hành chính trên địa bàn không ngừng được cải thiện theo hướng
thông thoáng, minh bạch và phù hợp với xu hướng phát triển. Tạo điều kiện các
Doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và các dự án mới được triển khai thực hiện.
Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn Đầu
tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) dự ước đến ngày 31/12/2019 đạt 1.450 triệu
USD, đạt 145% so kế hoạch năm, bằng 75,7% so cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư trong nước năm 2019 đăng ký
cấp giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn Thu hút
đầu tư trong nước dự ước là 34.000 tỷ đồng, đạt 340% kế hoạch năm, tăng 23,6%
so cùng kỳ
- Số doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới ước đạt 3.850 doanh nghiệp, tăng 9,4% so với cùng
kỳ với tổng vốn đăng ký ước đạt 34.000 tỷ đồng.
4. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
Dự ước giá trị sản xuất nông,
lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) năm
2019 đạt 41.799,43 tỷ đồng, tăng 2,85% so cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất
nông nghiệp ước đạt 37.416 tỷ đồng, tăng 2,72% (trồng trọt tăng 2,08%; chăn nuôi tăng 3,11%; dịch vụ tăng 4,03%);
Giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 2.185,8 tỷ đồng, tăng 2,64%; Giá trị sản
xuất thủy sản ước đạt 2.197,57 tỷ đồng, tăng 5,42% so cùng kỳ.
a. Nông nghiệp:
Sản xuất cây hàng năm
Ước tính tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2019 là
155.450 ha, giảm 3.190 ha (- 2,01%) so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây
lương thực đạt 98.492 ha, chiếm 63,36% so với tổng diện tích, giảm 4.854 ha
(-4,7%); Cây củ có bột đạt 16.385 ha, chiếm 10,54% so với tổng diện tích, giảm
110 ha (-0,67%); Cây rau, đậu đạt 20.360 ha, chiếm 13,1% so với tổng diện tích,
tăng 898 ha (+4,61%); Cây hàng năm khác đạt 8.638 ha, chiếm 5,56% so với tổng
diện tích, tăng 642 ha (+8,02%) so cùng kỳ.
Sơ bộ dự ước năng suất một số cây trồng năm 2019 tăng, giảm so cùng
kỳ như sau: Năng suất cây lúa đạt 56,23 tạ/ha, tăng 1,81 tạ/ha (+3,33%); Bắp
đạt 75 ta/ha, giảm 0,67 tạ/ha (-0,88%); Rau các loại: 157,03 tạ/ha, giảm 8,46
tạ/ha (-5,11%); Đậu các loại đạt 13,33
tạ/ha, giảm 0,03 ta/ha (-0,2%).
Căn cứ trên diện tích, năng suất từng loại cây trồng, sơ bộ dự ước
sản lượng thu hoạch cây trồng năm 2019 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng
lúa đạt 330.348 tấn, tăng 5.022 tấn (+1,54%); Bắp đạt 298.030 tấn, giảm 31.358
tấn (-9,58%); Rau các loại đạt 255.190 tấn, tăng 9.289 tấn (+3,78%); Đậu các
loại đạt 5.477 tấn, giảm 671 tấn (-10,92%) so cùng kỳ.Năng suất và sản lượng
một số cây trồng giảm do một số diện tích trồng trên cao không đủ nước tưới
hoặc gặp mưa lớn gây thiệt hại cho cây trồng.
- Sản xuất cây lâu năm
Tổng diện tích cây lâu năm toàn tỉnh hiện có là 170.502,21 ha, giảm
1,51% (-2.622 ha) so cùng kỳ. Trong đó cây ăn quả đạt 63.733,06 ha, tăng 9,59%
(+5.577,8 ha), cây công nghiệp lâu năm đạt 106.769,16 ha, giảm 7,13% (-8.199
ha).
Dự ước năng suất một số cây trồng năm 2019 tăng, giảm so cùng kỳ
như sau: Năng suất Xoài đạt 90,18 tạ/ha, tăng 7,86%; Chuối đạt 136,46 tạ/ha,
giảm 5,53%; Sầu riêng đạt 89,89 tạ/ha giảm 9,29%; Mít đạt 164,97 tạ/ha giảm
1,2%; Cam đạt 95,24 tạ/ha giảm 1,75%; Quýt đạt 157,88 tạ/ha giảm 0,03%; Bưởi
đạt 106,57 tạ/ha, tăng 0,98%; Chôm chôm đạt 159,36 tạ/ha tăng 3,9%; Điều đạt
13,39 tạ/ha tăng 9,15%; Hồ tiêu đạt 23,77 tạ/ha, tăng 9,99%; Cà phê đạt 23,83
tạ/ha, tăng 2,94%; Cao su đạt 15,26 tạ/ha, giảm 0,33% so với cùng kỳ.
Sản lượng cây lâu năm tăng khá ở một số cây đặc thù và chiếm ưu thế
trên địa bàn đó là: Sản lượng xoài tăng 2,56%; Chuối
tăng 8,99%; Sầu riêng tăng 4,75%; măng cụt tăng 16,46%; Mít tăng 16,46%; Bưởi tăng 21,98%; Cam tăng 12,45%, Chôm chôm tăng 1,27%; Điều tăng 1,2%, Cao
su tăng 2,43%; Tiêu tăng 0,7%.
- Chăn nuôi
+ Số lượng đàn: Tổng đàn
gia súc có đến thời điểm tháng 12 năm 2019 là 2.179.956 con, giảm
361.089 con (-14,21%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.743 con giảm 0,9% ( giảm 34 con), Bò đạt 86.529 con tăng 0,56% (478 con); Heo đạt
2.089.684 con, giảm 14,75% tương đương giảm 361.533 con.
Tổng đàn gia cầm có đến thời điểm tháng 12/2019 là 27.751,79 ngàn
con, tăng 20,64% so cùng kỳ. Trong đó gà đạt 25.649,66 ngàn con, tăng 20,94% và
chiếm 92,43% tổng đàn gia cầm. Đàn gia cầm năm 2019 tăng mạnh do chăn nuôi heo
bị thiệt hại nặng bởi dịch tả lợn Châu phi nên giá thịt gà tiêu thụ thuận lợi,
người dân đầu tư nhiều hơn.
+ Sản lượng sản phẩm: Dự ước sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn tỉnh
năm 2019 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước 226 tấn, tăng
1tấn (+0,4%); thịt bò dự ước 4.253 tấn, tăng 149 tấn (+3,64%); thịt heo 425.042
tấn, giảm 20.378 tấn (-4,57%) so cùng kỳ; thịt gia cầm 115.641 tấn, tăng 15.242
tấn (+15,18%) so cùng kỳ. Sản lượng trứng gia cầm đạt 1.004.608 ngàn quả, tăng 259.937
ngàn quả (+34,91%) so cùng kỳ.
- Tình hình dịch tả heo Châu
Phi : Hiện nay vẫn còn tồn tại âm ỉ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tính
từ khi có dịch đến ngày 11/12, toàn tỉnh có 5.359 hộ chăn nuôi thuộc 137 xã,
phường của 11 huyện, thành phố xuất hiện dịch với tổng số heo bị chết và tiêu
hủy hơn 447 ngàn con. Với việc tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải
pháp phòng, chống dịch bệnh trong thời gian qua, đến nay mức độ lây lan của
Dịch tả heo Châu Phi đã có dấu hiệu chậm lại. Hiện nay, 118/137 xã/phường đã
qua 30 ngày không tái phát dịch bệnh (đã lập thủ tục công bố hết dịch 49 xã).
Số lượng dịch bệnh và tiêu hủy tập trung chủ yếu tại các huyện: Thống Nhất
(chiếm 22%), Trảng Bom (chiếm 18,7%), Vĩnh Cửu (chiếm 17%) và Long Thành (chiếm
17%).
b. Hoạt động Lâm nghiệp
- Công tác trồng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng: ước năm 2019 diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 3.938,73 ha, giảm 7,59% so cùng kỳ. Diện tích rừng trồng mới chủ yếu là diện tích rừng
sản xuất do các đơn vị chủ rừng sau khi khai thác đã tổ chức trồng lại ngay. Số
cây lâm nghiệp trồng phân tán dự ước năm 2019 đạt 190,5 ha, giảm 32,64% so cùng
kỳ, nguyên nhân đạt thấp là do phần diện tích đã khép kín.
- Khai
thác gỗ và lâm sản: ước năm 2019 đạt 246.619 m3, tăng 3,15% so cùng kỳ, Sản
lượng gỗ khai thác tăng chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy đã đến thời kỳ khai thác;
Sản lượng củi khai thác dự ước đạt 965 ste, tăng 0,31% so cùng kỳ.
- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: năm 2019 xảy ra 2 vụ cháy gây thiệt hại 0,82 ha rừng trồng keo.
c. Lĩnh vực Thủy sản
- Nuôi trồng thủy sản: Diện
tích nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, bể bồn hiện có là 8.785,53 ha,
tăng 0,99% so cùng kỳ (+86,25 ha). Trong đó diện tích nuôi cá là 6.710,29 ha,
tăng 3,23% (+209,9 ha); diện tích nuôi tôm là 2.037,58 ha, giảm 5,77% (-124,72
ha).
Dự ước tổng sản lượng thủy sản năm 2019 sản
lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác toàn tỉnh đạt 64.180,88 tấn, tăng 3,48%
(+2.159,3 tấn) so với cùng kỳ, trong đó cá đạt 56.021 tấn, tăng 3,21%; tôm đạt 7.137 tấn, tăng 0,74%, thủy
sản khác đạt 1.023 tấn, tăng 55,19% so với cùng kỳ.
5. Dịch vụ
Hoạt
động thương mại dịch vụ năm 2019 có mức tăng trưởng khá với sức mua tiêu dùng
tăng cao.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 173.820,15 tỷ đồng, tăng 11,84%
so cùng kỳ và đạt 97,2% so kế hoạch năm. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức
bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 8,91%. Trong đó: Doanh thu bán lẻ ngành thương nghiệp ước đạt 131.203,56 tỷ
đồng, chiếm 75,48% tổng mức và tăng 12,14% so cùng kỳ; ngành khách sạn nhà hàng thực hiện 16.220,66 tỷ đồng, tăng 11,64%; ngành
du lịch lữ hành thực hiện 100,25 tỷ đồng, tăng 8,33%; ngành dịch vụ thực hiện
26.295,68 tỷ đồng, tăng 10,49%.
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2019 ước đạt 131.203,56 tỷ đồng,
tăng 12,14% so cùng kỳ. Một số nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn và tăng khá so
cùng kỳ như: Nhóm lương thực, thực phẩm đạt 31.495,74 tỷ đồng (+15,99%); Nhóm
gỗ và vật liệu xây dựng đạt 18.568,7 tỷ đồng (+12,62%); Nhóm Xăng dầu các loại
đạt 16.800,5 tỷ đồng (+11,48%); Nhóm Ô tô con đạt 8.085 tỷ đồng (+11,7%); Nhóm
hàng may mặc đạt 5.554,66 tỷ đồng (+11,5%); Nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết
bị gia đình đạt 14.896,17 tỷ đồng (+9,86%); Nhóm phương tiện đi lại đạt
14.195,5 tỷ đồng (+8,44%); Nhóm vật phẩm văn hóa giáo dục đạt 1.279,47 tỷ đồng
(+7,47%); Nhóm nhiên liệu khác đạt 1.802,3 tỷ đồng (+11,89%); Nhóm vàng, bạc, đá quý, kim loại quý đạt
2.785,4 tỷ đồng (+9,31%); Nhóm hàng hóa khác đạt 11.595,7 tỷ đồng (+12,23%);
Doanh thu sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy đạt 4.144,47 tỷ đồng (+10,97%).
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2019 ước đạt 16.220,66 tỷ
đồng, tăng 11,64% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt
324,83 tỷ đồng, tăng 5,01%; Lượt khách phục vụ đạt 3.342.734 lượt khách, so
cùng kỳ năm trước tăng 4,24%; Ngày khách phục vụ đạt 2.467.105 ngày, so cùng kỳ
tăng 4,93%; Dịch vụ ăn uống năm 2019 ước đạt 15.895,83 tỷ đồng, tăng 11,79%.
- Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du
lịch năm 2019 ước đạt 100,25 tỷ đồng, tăng 8,33% so cùng kỳ. Lượt khách du lịch
theo tour 167.644 lượt, tăng 6,69% so với cùng kỳ năm trước do các khu Du lịch Bửu Long; Khu Du lịch
Đảo Ó Đồng Trường; Khu Du Lịch Suối Mơ; Khu Du Lịch Vườn Xoài; Khu Du Lịch Thác
Giang Điền....., chỉnh trang và mở thêm một số hoạt động ngoài trời đã thu hút
được khách trong và ngoài tỉnh; Đặc biệt, đầu tháng 9/2019 trên địa bàn tỉnh
vừa khai trương tuyến du lịch đường sông Đồng Nai giai đoạn 1 thu hút lượng
khách đến tham quan trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc đổi
mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông, quảng bá đã góp
phần thúc đẩy ngành dịch vụ du lịch, vui chơi , giải trí phát triển.
- Doanh thu hoạt động dịch vụ khác: Dự ước
năm 2019 đạt 26.295,68 tỷ đồng, tăng 10,49% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh doanh
bất động sản ước đạt 7.748,05 tỷ đồng (+7,15%) Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ
trợ ước đạt 3.071,16 tỷ đồng (+10,7%); Giáo dục và đào tạo ước đạt 1.990,17 tỷ
đồng (+10,57%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội ước đạt 1.911,8 tỷ đồng
(+15,67%); Nghệ thuật, vui chơi giải trí dự tính đạt 6.217,48 tỷ đồng (+14,72%
)…
6. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
* Xuất
khẩu: Ước kim ngạch xuất khẩu năm 2019 trên địa
bàn đạt 19.703,51 triệu USD, tăng 7,13% so cùng kỳ (Mục tiêu đề ra tăng 9-11%). Trong đó: Kinh
tế nhà nước đạt 502,14 triệu USD, tăng 3,39%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 3.183,88
triệu USD, tăng 6,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16.017,49 triệu USD,
tăng 7,36% so cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…
Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu năm nay tăng thấp do ảnh hưởng của thị trường
thế giới nên giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản giảm mạnh, mặt khác thị trường
xuất khẩu một số nước bị thu hẹp cũng ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu.
* Nhập
khẩu: Dự ước cả năm đạt 16.170,24 triệu USD, tăng
0,15% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 299,67 triệu USD, tăng 0,07%;
kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.845,38 triệu USD, tăng 0,2%; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài đạt 13.025,19 triệu USD, tăng 0,21% so cùng kỳ. Nhập khẩu thấp do
giá nguyên vật liệu cũng như một số mặt hàng nông sản giảm sút, mặt khác do
xuất khẩu tăng chậm dẫn đến nhập khẩu cũng ảnh hưởng.
7. Giá cả thị trường
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2019 so với
tháng 11/2019.
Tháng
12 là tháng cuối năm và có nhiều ngày nghỉ lễ như ngày lễ Noel và tết Dương
lịch; năm nay các sản phẩm may mặc như quần áo, giày dép phong phú và đa dạng,
giá cả các mặt hàng này tương đối ổn định không có nhiều biến động; tuy nhiên mặt hàng thịt heo tiếp tục tăng cao
trong tháng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 so với tháng trước tăng 1,04% (khu vực thành thị tăng 0,97%; nông thôn tăng 1,1%). Đây là tháng có chỉ
số giá tăng cao nhất từ đầu năm đến nay.
* Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2019 so với
tháng 12/2018 tăng 5,01%. Có 11/11 nhóm hàng hoá có chỉ số tăng, trong đó: Hàng ăn và dịch vụ ăn
uống tăng 6,75%, trong đó thực phẩm tăng 9,27%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,38%;
may mặc, mũ nón, giày
dép tăng 1,77%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 7,98%; thiết bị và đồ
dùng gia đình tăng 1,08%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,25%; giao thông tăng
3,76%; bưu chính viễn thông tăng 0,02%; giáo dục tăng 4,97%; văn hóa, giải trí
và du lịch tăng 1,27%; hàng hoá và dịch vụ khác tăng 1,83%.
* Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2019 so cùng kỳ tăng 2,93%. Có 5/11 nhóm hàng có chỉ số tăng cao hơn bình quân chung. Đó là:
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,21%), trong đó thực phẩm tăng 5,76%; may mặc, mũ nón, giày dép (+3,13%); nhà ở, điện, nước, chất đốt
và VLXD (+5,32%); Thuốc và dịch vụ y tế (+3,88%); giáo dục (+3,09%)…
* Giá vàng: Trong tháng giá vàng bình quân tăng 0,81% so tháng trước; so với
cùng tháng năm trước tăng 18,05%; bình quân quý IV tăng 19,11% và so bình quân cùng kỳ tăng 8,83%.
* Giá Đô la Mỹ: Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này tăng 0,2% so tháng trước; so tháng 12 năm trước giảm 0,06%; bình quân quý IV giảm 0,41% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,73%.
8. Giao thông vận tải
Tổng doanh thu hoạt động vận tải năm 2019 ước đạt 18.727 tỷ đồng,
tăng 13,09% so cùng kỳ.
Vận tải hành khách dự ước
doanh thu đạt 2.314,5 tỷ đồng, tăng 12,51%; Khối lượng vận chuyển ước đạt
68.716,7 nghìn HK, tăng 6,25%; khối lượng luân chuyển ước đạt 3.709.810 nghìn
HK.km, tăng 6,34% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 67.504,4 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 6,33% và 3.709.104 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 6,34%; đường sông đạt 1.212,3 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 2,18% và 706,7 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 1,97%.
Vận tải hàng hóa ước doanh thu ước đạt
9.827,45 tỷ đồng, tăng 13,1% so cùng kỳ. Ước sản lượng
vận tải hàng hóa đạt 66.750,9 nghìn tấn vận chuyển và 4.882.848 nghìn tấn - km
luân chuyển, so cùng kỳ tăng 6,05% về vận chuyển và 6,42% về luân chuyển.
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải năm 2019 ước đạt 6.585 tỷ
đồng, tăng 13,29% so với cùng kỳ.
9. Dân số, lao động
Ước tính dân số trung bình năm 2019 là
3.113.713 người. Trong đó: Nam là 1.562.164 người, Nữ là: 1.551.549 người; thành thị: 1.024.837 người, nông thôn là
2.088.876 người.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế dự ước năm 2019 là 1.880,5 nghìn người tăng 1,9% so cùng kỳ.
10. Giáo dục đào tạo
- Tình hình trường, lớp: Năm học 2019 – 2020 toàn tỉnh có 891 trường mầm non và phổ thông, tăng thêm 03 trường so với năm
học 2018 – 2019, trong đó: tăng 02 trường tiểu học và 1 trường THCS. Sau khi
sắp xếp, hợp nhất, sát nhập các trường mầm non, tiểu học, THCS, nâng cấp trường
phổ thông thành nhiều cấp học, số lượng trường các cấp học như sau: 345 trường
mầm non, mẫu giáo, 304 trường tiểu học, 177 trường có cấp học THCS, 75 trường
có cấp học THPT.
- Tình hình giáo viên: Đội ngũ giáo viên các cấp năm học 2019 -
2020 toàn ngành là: 36.935 chỉ tiêu trong đó có 32.837 biên chế, 4.098 hợp đồng
NĐ 68. So với năm 2018-2019 giảm 222 biên chế, 83 hợp đồng NĐ68.
- Tình hình học sinh: Tổng số học sinh mầm non và phổ thông là 708.500 học
sinh, tăng 16.000 học sinh phổ thông, tỷ lệ tăng 3%, trong đó, chủ yếu tăng học
sinh THCS (tăng khoảng 6.000 học sinh, tỷ lệ 3%) và THPT (tăng khoảng 6.000 học
sinh, tỷ lệ tăng 7%) so với năm học 2018 – 2019.
11. Y tế
Ước năm 2019, tổng số lượt
người khám chữa bệnh là 6.773.025 lượt, số lượt điều trị nội trú: 2.180.289
người. Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên tại các địa bàn
trong tỉnh. Tính đến 7/12/2019 số cháu tiêm đầy đủ 6 loại vaccin có 41.663
cháu, đạt 80,94% so kế hoạch và giảm 9.638 cháu (-18,78%) so cùng kỳ. Ngành y tế đã
chủ động triển khai công tác phòng chống dịch, duy trì công tác giám sát dịch
tễ thường xuyên, xử lý dịch sớm giúp hạn chế số ca mắc và số tử vong; Tính từ đầu năm đến nay bệnh lao có 2.983 người mắc bệnh lao, giảm 59 người (-1,93%) so cùng kỳ. Số trường hợp mắc bệnh sốt rét cộng dồn đến tháng
12/2019 là 10 trường hợp; giảm 81,82% so với cùng kỳ năm 2018 (55 trường hợp).
Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tử vong; Tính đến tháng 12 năm 2019, toàn
tỉnh có 4.600 trường hợp mắc HIV/AIDS, duy trì tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư
trên địa bàn toàn tỉnh được
khống chế <0,3%;). Lũy kế đến
tháng 12 có 19.511 trường hợp mắc; tăng 1,71 lần so với cùng kỳ (7.190 trường
hợp). Ghi nhận 03 trường hợp mắc bệnh tử vong…
12. Văn hóa thể thao
Năm 2019, các hoạt động
văn hoá, thể thao đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhiều hoạt động với qui mô
lớn, chất lượng cao, phục vụ các nhiệm vụ chính trị với
nhiều hình thức phong phú, đa dạng đáp ứng
với yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Các đơn vị nghệ thuật của ngành đã tổ chức các buổi biểu
diễn văn nghệ phục vụ lễ lớn, phục vụ chính trị, cũng như phục vụ nhân dân vùng
sâu, vùng xa, công nhân các cụm, khu công nghiệp; 05 đội chiếu phim lưu động tổ chức tổ chức chiếu phim, tuyên truyền
và phục vụ các nhiệm vụ chính trị trong ngày lễ lớn phục vụ các xã nông thôn
mới, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa và phục vụ công nhân các khu công
nghiệp.
Đoàn thể
thao Đồng Nai tham dự Seagames 30, diễn ra tại Philippines xuất sắc dành được 02 huy chương Vàng (HCV), 05
huy chương Bạc (HCB) và 02 huy chương Đồng (HCĐ), góp phần cùng các thành viên
trong Đoàn Thể thao Việt Nam giành vị trí thứ hai trong bảng tổng sắp huy
chương.
13. Giải quyết việc làm
Trong năm 2019 đã giải quyết việc làm cho
88.541 lượt người, đạt 110,68% vượt 10,68% so với kế hoạch năm. Tổ chức 22 Sàn
giao dịch việc làm (trong đó có 01 phiên tư vấn việc làm cho lao động thất
nghiệp tại huyện Trảng Bom và 03 Sàn giao dịch việc làm lưu tại huyện Long
Thành) với sự tham gia của 515 lượt doanh nghiệp và 8.450 lượt người lao động
có nhu cầu tìm việc làm và tìm hiểu thông tin về lao động việc làm; số người
được tư vấn 5.115 lượt người; số hồ sơ tiếp nhận tại sàn 3.850 hồ sơ.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai đã
tiếp nhận đăng ký thất nghiệp trên 51.000 người lao động, trong đó ban hành
trên 51.674 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp với tổng số tiền hưởng trên
1.061.000 triệu đồng. Tư vấn giới thiệu việc làm cho trên 54.000 lượt người lao
động thất nghiệp, số người có quyết định hỗ trợ học nghề là 1.910 người.
Tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào
tạo đạt 85%. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 59.09% năm 2018 lên 62%
năm 2019, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
14. Công tác giảm nghèo
Dự ước tháng 12, cho vay tổng số hộ vay
là 301 hộ với số tiền 11.990 triệu đồng. Ước năm 2019, toàn tỉnh cho vay tổng
số hộ vay là 3.675 hộ với số tiền 144.712 triệu đồng. Trong đó số hộ nghèo vay
701 hộ với số tiền 26.447 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 1.985 hộ với số tiền
79.014 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 989 hộ với số tiền 39.251 triệu đồng.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH ĐỒNG NAI