I. Lĩnh vực kinh tế
1. Sản xuất công nghiệp
Tháng 4/2023 Tình hình
sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục gặp khó khăn như những
tháng đầu năm, chưa có dấu hiệu khả quan hơn, các ngành dệt, may, da giày v.v… tuy đơn hàng sản xuất đã khá hơn
so với các tháng trước nhưng chưa nhiều, đặc biệt là ngành điện tử, sản xuất đồ gỗ đơn hàng vẫn rất khó khăn, hầu
hết vẫn tạm ngưng sản xuất. Dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2023
tăng 3,19% so tháng trước, tăng 7,9%
so cùng kỳ năm trước, nguyên nhân tháng 4
tăng so tháng 3 do tháng 4 có một số
doanh nghiệp quy mô lớn đã có thêm hợp đồng sản xuất như ngành giày
da, dệt may… đây là những ngành có
quy mô sản xuất lớn nên góp phần làm cho chỉ số sản xuất toàn ngành tăng.
Dự ước 4 tháng năm 2023 chỉ số sản xuất tăng 2,03% so cùng kỳ. Hoạt động sản xuất công nghiệp 4 tháng năm
2023 có 22/27 ngành sản xuất tăng nhưng mức tăng
thấp, có 5/27 ngành sản xuất giảm, nguyên nhân giảm là do
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về đơn hàng sản xuất thiếu, giá cả nguyên liệu chi phí đầu vào tăng cao;
ngành
chế biến chế tạo tăng 2,23%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,97%; ngành công
nghiệp khai khoáng tăng 3,57%; Cung
cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải tăng 2,61%. Đây
là mức tăng thấp nhất của 4 tháng đầu năm trong hơn 10 năm qua trong ngành công
nghiệp Đồng Nai
Một
số ngành công nghiệp chủ lực có chỉ số sản xuất 4 tháng đầu năm có chỉ số sản
xuất tăng so cùng kỳ như: Chế biến thực phẩm tăng 4,66%, Dệt tăng 1,73%; May
mặc tăng 2,49%; Sản xuất hóa chất tăng 2,93% v.v… một số ngành sản xuất khác
như: Sản xuất đồ uống tăng 3,65%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng
4,75%; Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 5,22%; Sản xuất máy móc thiết
bị chưa phân vào đâu tăng 4,34%; Sản xuất xe có động cơ tăng 5,15%; hoạt động
thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải; tái chế phế liệu tăng 6,03%, nguyên nhân
tăng là do thị trường tiêu thụ trong nước tiếp tục duy trì, mặt khác một số sản
phẩm thị trường xuất khẩu đã có dấu hiệu khá hơn nên sản xuất có khả quan hơn. Tuy
nhiên một số ngành sản xuất dự ước chỉ số sản xuất giảm so cùng kỳ như: Sản
xuất điện tử, máy tính (-4,9%); Sản xuất phương tiện vận tải (-4,57%); Sản xuất
giường, tủ, bàn, ghế (-7,93%) … nguyên nhân giảm do ảnh hưởng giá nguyên liệu
đầu vào tăng cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn do thiếu đơn hàng.
- Chỉ
số sản phẩm công nghiệp Dự ước tháng 4 năm 2023 tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Đá xây
dựng các loại 1.684,8 nghìn m3, tăng 7,43%; bột ngọt 26,3 nghìn tấn,
tăng 15,38%; nước ngọt các loại 23,8 triệu lít, tăng 8,73%; sợi các loại 87,8
nghìn tấn, tăng 8,1%; vải các loại đạt 52,2 triệu m2, tăng 4,21%; quần áo các
loại đạt 25,8 triệu cái, tăng 6,44%. Nguyên nhân sản lượng tăng do các doanh
nghiệp đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn,
mặt khác một số doanh nghiệp vẫn duy trì được lượng đơn đặt hàng cũ và tiếp tục
sản xuất phục vụ cho thị trường nội địa.
Lũy kế 4 tháng
năm 2023 có18/24 sản phẩm công
nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so cùng kỳ đó là: Cà phê các loại 146,7 nghìn tấn, tăng 5,32%;
bột ngọt 97,5 nghìn tấn, tăng 6,86%; vải các loại đạt 202,1 triệu m2, tăng
10,3%; quần áo các loại đạt 99,4 triệu cái, tăng 4,45%; giầy dép các loại đạt
202,3 triệu đôi, tăng 3,96%; thuốc trừ sâu đạt 3.840,6 tấn, tăng 4,54%. Một số
sản phẩm giảm do tình hình sản xuất gặp khó khăn, do thị trường tiêu thụ chậm, nên sản lượng sản xuất giảm so tháng cùng
kỳ như: ván ép, gỗ cưa, gỗ lạng (-7,18%); Bao bì các loại (-0,19%); mạch điện
tử, tủ điện, sản phẩm điện tử khác (-11,41%); giường tủ, bàn ghế (-11,85%)… nguyên
nhân giảm là do hiện nay một số doanh nghiệp vẫn chưa có nhiều đơn đặt hàng
mới, mặt khác nếu có thì chỉ là đơn hàng ngắn hạn, vì hiện này khách hàng chưa
mạnh dạn ký hợp đồng với số lượng hàng lớn như trước đây.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp
và thủy sản
a)
Nông Nghiệp
Tình hình sản xuất nông
nghiệp những tháng đầu năm cơ bản thuận lợi, các ngành, địa phương đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt, sâu bệnh trên cây trồng có xuất hiện nhưng
ở thể nhẹ không ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt hiện nay thị trường Trung Quốc đã
thông quan các cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông sản xuất
khẩu. Hoạt động chăn nuôi tiếp tục duy trì tái đàn có chuyển biến tích cực. Kết
quả hoạt động các lĩnh vực như sau:
Cây hàng năm: Diện tích gieo trồng cây
hàng năm vụ Đông Xuân toàn tỉnh là 39.536,91 ha, giảm 1,06% so cùng kỳ. Diện
tích gieo trồng vụ Đông Xuân giảm do một số diện tích thu hoạch vụ Mùa chậm nên
người dân chưa chuẩn bị các khâu làm đất để xuống giống, một số chân ruộng lúa
cao không đủ nước để gieo trồng, hơn nữa hiện nay hầu hết diện tích gieo trồng
có xu hướng giảm dần do công tác quy hoạch, xây dựng, cho thuê v.v…
Cây lâu năm: Trong tháng 4 năm 2023, tình hình sản xuất cây lâu năm
trên địa bàn tương đối ổn định; thời điểm này nắng, nóng nên người dân chỉ tổ
chức trồng mới đối với cây chuối, cây xoài, bưởi và tập trung nhiều vào khâu
chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây trồng. Hiện nay người
dân đang thu hoạch một số cây như: Xoài, sầu riêng, bưởi, điều, tiêu, cao su.
Tổng
diện tích cây lâu năm hiện có là 169.774,68 ha, tăng 0,04% so cùng kỳ. Trong
đó: Diện tích cây ăn quả đạt 76.561,84 ha, tăng 0,17% và chiếm 45,08% so với
tổng diện tích; Diện tích cây công nghiệp lâu năm đạt 93.212,84 ha, giảm 0,07%
so cùng kỳ và chiếm 54,932% tổng diện tích.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc có đến thời điểm tháng 4/2023 là 2.204.690
con, tăng 0,13% so cùng kỳ. Trong đó: Trâu đạt 3.886 con (+0,13%); Bò đạt 90.820
con (+2,49%); Số lượng đàn trâu, bò tăng là do sản phẩm thịt gia súc phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng xã hội cao, nên các hộ chăn nuôi trâu, bò ở huyện Nhơn
Trạch và Cẩm Mỹ đầu tư thêm con giống để nuôi;
Đàn heo đạt 2.109,98 nghìn con (không tính heo con chưa tách mẹ), tăng 549
con (+0,03%) so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do hầu hết các đơn vị chăn nuôi
sau khi xuất chuồng với số lượng lớn phục vụ cho dịp Tết, tranh thủ thực hiện
công tác tái đàn để phát triển sản xuất, đảm bảo sản lượng thịt để cung cấp cho thị trường và
người tiêu dùng. Giá heo hơi trên địa bàn Đồng Nai đến ngày 17/4/2023 dao động
trong khoảng từ 50.000 đến 52.000 đồng/kg.
Dự ước sản lượng thịt gia súc 4 tháng đầu năm đạt 162.010
tấn, tăng 3,04% so cùng kỳ. Trong đó: thịt trâu đạt 91 tấn, tăng 17,74%; thịt
bò đạt 1.698 tấn, tăng 11,09%; thịt heo đạt 160.221 tấn, tăng 2,96%.
Tổng đàn gia cầm là 25.298 nghìn con, tăng 5,41% so
cùng kỳ, trong đó gà đạt 22.497 nghìn con, tăng 6,2%. Sản lượng thịt gia cầm 4
tháng đầu năm ước đạt 65.382 tấn, tăng 7,93%, trong đó thịt gà ước đạt 57.883
tấn, tăng 8,61%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 442.831 nghìn quả, tăng 0,79% so
cùng kỳ. Nguyên nhân đàn gà tăng khá cao so cùng kỳ là do thị trường tiêu thụ
ổn định, dịch bệnh không phát sinh, nên các trang trại đã chủ động tăng đàn;
nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng trên thị trường xã hội tăng, các bếp ăn tập thể
sử dụng lượng thực phẩm khá phổ biến nên sản lượng thịt gà tăng mạnh, nguồn
cung thịt gia cầm đạt khá.
Trong tháng không phát sinh các dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm. Công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận
chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra vào tỉnh được kiểm soát chặt chẽ:
triển khai công tác tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ và phương tiện
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.
b)
Lâm nghiệp
Dự ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 4/2023 đạt
379,21 ha, tăng 4,21 ha (+1,12%) so với cùng kỳ; lũy kế 4 tháng đạt 558,46 ha,
tăng 1,17% (+6,46 ha).
Trong tháng 4/2023 sản lượng gỗ khai thác dự ước đạt
23.572 m3, tăng 0,78% so với tháng cùng kỳ; Lũy kế 4 tháng đầu năm
2023 đạt 83.611 m3, tăng 1,61% so cùng kỳ.
c) Thủy sản
Hoạt
động nuôi trồng thủy sản trong tháng phát triển ổn định, công tác phòng chống
dịch bệnh tốt, nhất là kiểm soát được nguồn thức ăn, con giống; giá tiêu thụ
sản phẩm thủy sản trên thị trường xã hội ít biến động; hộ nuôi trồng thu hoạch
bán có lợi nhuận. Hiện nay nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đã áp dụng các mô hình sản
xuất có hiệu quả như: nuôi thủy sản trong lồng, bè, hồ chứa; nuôi thủy sản theo
mô hình VAC với các loài thủy sản kinh tế cao như cá chình, cá lăng, ba ba ...
Dự ước sản lượng thủy sản
trong tháng 4/2023 đạt 5.979,59 tấn, tăng 5,79% so với tháng cùng kỳ. Lũy kế 4
tháng đầu năm đạt 23.383,46 tấn, tăng 3,87% so cùng kỳ.
3. Tình hình thực hiện vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước
Dự ước thực hiện vốn đầu tư phát triển bằng
nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do địa phương quản lý tháng 4 năm 2023 thực hiện
693,4 tỷ đồng, tăng 5,27% so với tháng 3 năm 2023. Ước 4 tháng thực hiện
2.475,7 tỷ đồng, tăng 24,98% so cùng kỳ và bằng 19,11% so kế hoạch năm 2023.
4.
Thương mại du lịch, giá cả, xuất nhập khẩu và vận tải
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
tháng 4 năm 2023 tăng 3,4% so tháng trước; giá một số mặt hàng thiết yếu tại
các chợ tương đối ổn định. Hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh được
đẩy mạnh, ngành Công Thương tỉnh có kế hoạch tuyên truyền Tuần lễ Thương hiệu
quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4) nhằm tăng cường công tác
tuyên truyền về phát triển thương hiệu quốc gia trong cộng đồng doanh nghiệp và
xã hội trên địa bàn tỉnh, vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
trong các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cơ quan, doanh nghiệp và các tầng
lớp nhân dân góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ thương hiệu Việt… hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 4 như
sau:
Tổng
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 4/2023 ước đạt 21.088,66 tỷ đồng, tăng
3,4% so tháng trước và tăng 14,19% so tháng cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm
2023 ước đạt 85.233,1 tỷ đồng, tăng 15,66% so cùng kỳ.
Giá cả thị trường
Trong tháng 4 giá tiêu dùng khá ổn định, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 4/2023 giảm 0,4% so với tháng trước (khu vực
thành thị giảm 0,06%; khu vực nông thôn giảm 0,21%). Trong tháng có 6/11
nhóm hàng hoá giảm so với tháng trước trong đó:
-
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,55%,
làm giảm mức tăng chung của CPI là (-0,18%). Trong đó: Lương thực giảm 0,03%; thực phẩm giảm 0,95%, ăn uống ngoài gia đình tăng nhẹ (+0,25%). Mặc dù
tình hình xuất khẩu gạo trong nước có
thuận lợi, giá xuất khẩu gạo tăng nhưng giá gạo trong nước giảm nhẹ do
tiêu dùng giảm, bên cạnh đó chuẩn bị vào vụ thu hoạch Vụ Đông Xuân nên
sản lượng dồi dào làm cho giá gạo giảm, giá gạo tẻ thường giảm
0,41%; gạo tẻ ngon giảm 1,55%).
- May mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,65% so
tháng trước.
- Nhà ở và vật liệu xây
dựng giảm 1,04% làm giảm mức tăng chung của CPI là (-0,21%) do các nguyên nhân chủ yếu sau: Chỉ số giá điện sinh hoạt giảm 1,13%; giá gas và các loại chất
đốt khác giảm 12,03%; trong đó
giá gas giảm 12,64%, dầu hoả giảm 3,84% so với tháng trước do ảnh hưởng của giá
thế giới giảm làm cho giá gas, dầu hoả trong nước giảm.
- Chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông so với tháng trước giảm 0,45%; làm giảm mức tăng chung của CPI là
(-0,02%) chủ yếu là do giá
các thiết bị điện thoại giảm 1,44%.
- Văn hóa, giải trí và
du lịch (-1,89%) làm giảm mức tăng chung của CPI là (-0,12%)
- Các nhóm còn lại giá ổn định mức tăng nhẹ
từ 0,01% - 0,96%. Trong đó: Đồ uống và thuốc lá
(+0,32%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,06%); thuốc và dịch vụ y tế (+0,01%); giáo dục
(+0,87).
- Nhóm giao thông, tăng 0,96%. Đây là nhóm có chỉ số
giá tăng cao nhất trong tháng, đóng góp vào mức tăng chung CPI trong tháng
0,1%. Nguyên nhân tăng chủ yếu giá các mặt hàng nhiên liệu trong tháng tăng
0,97% do ảnh hưởng của giá xăng, dầu thế giới nên trong tháng giá các mặt hàng
này điều chỉnh tăng, cụ thể giá xăng tăng 1,1%; dầu diezen giảm 1,92% so với tháng trước. Hiện tại giá
xăng A95(III) bình quân là 23.637 đồng/lít; xăng E5 bình quân là 22.617
đồng/lít; dầu DO bình quân 19.642 đồng/lít; Giá các dịch vụ bảo dưỡng phương
tiện đi lại tăng 4,48%; phương tiện đi lại tăng 1,03%; ngược lại giá dịch vụ
giao thông công cộng giảm 0,35% chủ yếu là do giá dịch vụ vận tải hành khách
bằng đường sắt giảm 4,21%; dịch vụ vận tải hàng không giảm 1,31%.
So với cùng tháng năm trước, CPI tháng 4/2023 tăng 1,76%
so với tháng 4/2022. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 8 nhóm tăng, trong
đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục 9,48%; tăng thấp nhất nhóm thuốc và dịch vụ y
tế tăng 0,28%. Có 03 nhóm hàng hóa giảm là nhà ở, điện nước và VLXD giảm 0,72%; giao thông giảm 3,94%; bưu chính viễn thông giảm 0,74%.
- Các nhóm có mức tăng như: Hàng ăn và dịch vụ
ăn uống tăng 3,18%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,22%; thiết bị và đồ dùng gia
đình 2,93%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác tăng 2,46%...
Chỉ
số giá bình quân 4 tháng tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 02 nhóm chỉ số giá giảm là giao thông giảm 2,54%;
bưu chính viễn thông giảm 0,28%. Các nhóm hàng còn lại đều có mức tăng, trong
đó nhóm giáo dục tăng cao nhất (+11,95%); văn hóa, giải trí và du lịch tăng 11,01%.
Các nhóm còn lại có mức tăng từ 0,01% đến 4,38%.
+ Chỉ số giá vàng trong tháng 4/2023 tăng 1,71% so
với tháng trước và tăng 4,3% so 12 tháng năm trước. Bình quân cùng kỳ giảm
1,46% so với cùng kỳ.
+ Chỉ
số giá Đô la Mỹ tháng 4/2023 giảm 0,53% so tháng trước và giảm 3,4% so tháng 12
năm trước. Bình quân cùng kỳ tăng 2,38%.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất, nhập khẩu tháng 4/2023 có tín
hiệu tích cực hơn hơn so với các tháng trước, doanh nghiệp ký được đơn hàng
xuất khẩu mới mặc dù chưa nhiều. Bên cạnh đó đơn giá một số mặt hàng xuất khẩu
tăng góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng so với tháng trước.
Ước kim ngạch xuất khẩu tháng 4 năm
2023 đạt 2.058,25 triệu USD, tăng 11,81% so với tháng trước và giảm 8,44% so
tháng cùng kỳ. So với tháng trước hầu hết các
nhóm hàng xuất khẩu đều tăng như: Hạt điều nhân (+9,61%); cà phê (+16,54%); cao
su (+15,74%); Sản phẩm gỗ (+11,46%); Hàng dệt may (+14,67%); Giày dép các loại
(+9,46%); Máy vi tính (+10,76%); Xơ, sợi (+15,64%); máy móc thiết bị và dụng cụ
phụ tùng (+9,41%) …
Tính chung 4 tháng đầu năm kim ngạch
xuất khẩu ước đạt 6.934,72 triệu USD, giảm 19,27% so cùng kỳ. Hầu hết các mặt hàng đều giảm như: sản phẩm gỗ
(-40%); hàng dệt may (-14,64%); giày dép các loại (-22,89%); máy tính điện tử
(-18,41%); máy móc thiết bị và dụng cụ (-14,17%); xơ sợi các loại (-32,29%)...
Nguyên nhân giảm so cùng kỳ do xuất
khẩu trên địa bàn tỉnh vẫn còn khó khăn chung như: Tình trạng lạm phát tăng
cao, các chính sách tiền tệ thắt chặt hiện nay đã đẩy nhu cầu tiêu dùng suy
giảm tại các quốc gia vốn là thị trường xuất, nhập khẩu chính của tỉnh như: Mỹ,
EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… nên nhiều ngành công nghiệp (sản xuất hàng dệt may, da
giày, sản xuất đồ gỗ, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính…) gặp khó khăn về
thị trường xuất khẩu, đơn hàng giảm…
Thị
trường xuất khẩu tháng 4/2023 tập trung chủ yếu ở các nước: Hoa Kỳ đạt 1.836,5
triệu USD, chiếm 26,47%; Nhật Bản đạt 748,5 triệu USD, chiếm 10,79%; Trung Quốc
đạt 655,86 triệu USD, chiếm 9,45%; Hàn Quốc ước đạt 423,05 triệu USD, chiếm
6,1%...
Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 năm 2023 ước đạt 1.658 triệu
USD, tăng 12,53% so tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu
ước đạt 5.372,2 triệu USD, giảm 14,09% so cùng kỳ,
Nhập khẩu hàng hóa so cùng kỳ giảm do
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu bị sụt giảm đơn hàng dẫn tới nhập khẩu
nguyên liệu sản xuất giảm, nên hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều giảm so cùng
kỳ như: Chất dẻo (Plastic) nguyên liệu giảm 26,14%; Gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 40,85%;
Xơ, sợi dệt các loại giảm 25,62%; vải các loại giảm 15,82%; Nguyên phụ liệu
dệt, may, da, giày giảm 22,17%; Sắt thép các loại giảm 18,45%...
Giao thông vận tải
Hoạt động vận tải 4 tháng đầu năm 2023, đã phục hồi và tăng
trưởng khá; bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh hiện nay đang có nhiều dự án xây dựng trọng điểm quốc gia đang tập trung triển khai thực hiện, nên nhu
cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao làm cho sản lượng vận chuyển hàng hóa
4 tháng tăng cao so với cùng kỳ. Cụ
thể từng lĩnh vực vận
tải như sau:
Khối lượng vận chuyển hành khách tháng 4 ước
đạt 6,09 triệu hành khách, tăng 3,6% so với tháng trước, tăng 48,84% so với
tháng cùng kỳ; luân chuyển ước đạt 363,8 triệu hành khách.km, tăng 3,68% so với
tháng trước, tăng 80,05% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 4 tháng 2023 ước đạt
25.582 triệu hành khách, tăng 73,71%; luân chuyển đạt 1.526,28 triệu hành
khách.km tăng 96,69% so cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hành khách 4 tháng
năm 2023 ước đạt 1.434,05 tỷ đồng, tăng 145,52% so cùng kỳ.
-
Khối lượng vận chuyển hàng hóa tháng 4 ước
đạt 6,3 triệu tấn, tăng 1,87% so với tháng trước và tăng 14,73% so với cùng kỳ;
luân chuyển đạt 537,4 triệu tấn.km, tăng 1,97% so với tháng trước và tăng
15,81% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 4 tháng năm 2023 khối lượng vận chuyển
ước đạt 25,4 triệu tấn, tăng 22,71%; khối lượng luân chuyển đạt 2.157,35 triệu
tấn.km, tăng 22,86% so với cùng kỳ. Dự ước doanh thu vận tải hàng hoá 4 tháng
năm 2023 ước đạt 5.638,36 tỷ đồng, tăng 32,4% so cùng kỳ.
Hoạt
động vận tải 4 tháng năm 2023 tăng cao cả về doanh thu và sản lượng so với cùng
kỳ là do từ tháng 3 năm 2022 chính sách mở cửa
nền kinh tế ở nước ta trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt
động kinh tế bắt đầu tổ chức lại, hoạt động vận tải hành khách 4 tháng
2022 còn gặp nhiều khó khăn khi nhu cầu đi lại của người dân giảm do còn lo ngại về sức khoẻ, nên doanh thu
vận tải không cao.
- Dự ước doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ
vận tải tháng 4 năm 2023 đạt 774,6 tỷ đồng tăng 2,46% so với tháng trước và
tăng 15,63% so với tháng cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng ước đạt 3.099,65
tỷ đồng, tăng 24,54% so cùng kỳ.
5. Hoạt động ngân hàng
Hoạt
động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên
địa bàn ước đến 30/4/2023 đạt 291.450 tỷ đồng, tăng 1,29% so với đầu năm. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam
ước đạt 269.150 tỷ đồng, tăng 1,36%; Tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 19.500 tỷ
đồng, tăng 0,18% so với đầu năm.
Lãi
suất tiền gửi bằng VND bình quân của NHTM trong nước ở mức 0,2-0,6%/năm đối với
tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; mức 5,5- 5,8%/năm đối với tiền
gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; mức 6,8-8,5%/năm đối với tiền gửi có
kỳ hạn từ 6 tháng đến 12 tháng; mức 6,4-7,7%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ
trên 12 tháng đến 24 tháng và mức 7,3- 8,1%/năm đối với kỳ hạn trên 24 tháng.
Lãi suất huy động tiền gửi USD tiếp tục duy trì ở mức 0%.
Hoạt động tín dụng:
Dự ước đến 30/4/2023 tổng dư nợ cấp tín dụng trên địa bàn ước đạt 347.923 tỷ
đồng, tăng 4,44% so với đầu năm (nợ xấu ước chiếm 1,55% trên tổng dư nợ cho
vay). Trong đó: Tổng dư nợ cho vay ước đạt 345.722 tỷ đồng, tăng 4,48% so đầu
năm, gồm: Dư nợ bằng đồng Việt Nam ước đạt 296.886 tỷ đồng, tăng 3,08% so đầu
năm; dư nợ bằng ngoại tệ ước đạt 48.836 tăng 13,87% so với đầu năm.
Lãi
suất cho vay bình quân của NHTM trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ
còn dư nợ ở mức 9,5-11,3%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng VND đối
với lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,5%/năm. Lãi suất cho vay USD bình quân của NHTM
trong nước đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 4,3 - 5,8%/năm
đối với ngắn hạn; 6,1-6,2%/năm đối với trung và dài hạn.
II. Một
số thông tin xã hội
1. Văn hóa thông tin
Tháng 4 năm 2023, ngành
VHTTDL tập trung tuyên truyền cổ động trực quan kỷ niệm các ngày lễ, phục vụ
các nhiệm vụ chính trị như: Lễ Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Pháp (12/4/1973 - 12/4/2023); Lễ Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/3 (âm lịch);
48 năm ngày Giải Phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023);
Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; Bảo vệ Môi trường; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tháng hành động về An
toàn vệ sinh lao động.
Y tế
Tình hình dịch bệnh: Trong
tháng 4/2023, số ca mắc tay chân miệng là 68 ca, giảm 08 ca (-10,53%) so với
tháng trước và giảm 148 ca (-54,05%) so với tháng cùng kỳ, không ghi nhận ca tử
vong. Sốt xuất huyết ghi nhận 231 ca, giảm 103 ca (-44,5%) so với tháng trước,
không ghi nhận ca tử vong; Tính từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.249
ca mắc sốt xuất huyết Dengue nhập viện (trong đó trẻ em dưới 15 tuổi là 726 ca,
chiếm 58%), giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, có 01 ca tử vong. Số ca
mắc uốn ván trong tháng 4/2023 là 01 ca, tăng 01 ca so với cùng kỳ. Một số dịch bệnh khác như:
Sởi, tả, ho gà, sốt rét trong
tháng không ghi nhận trường hợp mắc.
* Dịch Covid-19: Trong
tháng 4/2023, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng trở lại, tuy
nhiên vẫn được kiểm soát có hiệu quả, kiểm soát tốt sự lây lan của dịch trong
cộng đồng. Từ ngày 20/3/2023 –
16/4/2023 ghi nhận 10 trường hợp mắc bệnh trên địa bàn tỉnh, tăng 25% so với
tháng trước (08 ca), trong đó 02 ca nặng. Từ đầu năm 2023 đến nay, ghi
nhận tổng số 32 ca mắc mới;
không ghi nhận ca tử vong do COVID-19. Các ca bệnh rải rác trên địa
bàn chưa ghi nhận ổ dịch lớn.
Công tác đảm bảo an
toàn thực phẩm: Trong tháng 3/2023 thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát và tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực
phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm 1325 cơ sở, trong đó: 1300 cơ sở đạt (chiếm 98,11%),
số cơ sở vi phạm là 25 (chiếm 1,89%), phạt tiền 06 cơ sở, số tiền phạt: 49
triệu đồng, nhắc nhở: 19 đơn vị.
Giáo dục
Một số hoạt động giáo dục trọng tâm trong tháng 4/2023 như: Tiếp tục tổ chức Hội thi Giáo viên dạy
giỏi cấp tỉnh khối Tiểu học. Thu thập thông tin tư liệu để xây dựng tài liệu
giáo dục địa phương. Kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia trường THCS
Lý Tự Trọng, Tp Biên Hòa; kiểm tra công tác giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới ở các phường xã theo yêu cầu; kiểm tra việc thực hiện
công tác kiểm tra Học kỳ II của các cơ sở giáo dục; kiểm tra công nhận các cơ
sở giáo dục tiểu học đạt chuẩn Xanh – Sạch – Đẹp. Tổ chức bồi dưỡng mô đun 9
cho cán bộ quản lý, giáo viên THPT và GDTX.
Giải quyết
việc làm và đào tạo nghề
Tháng 4/2023 giải quyết việc làm cho 7.486 lượt người. Lũy
kế từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các sở,
ban, ngành và các doanh nghiệp dịch vụ việc làm giải quyết việc làm cho 26.007
lượt người (đạt 32,51% kế hoạch năm). Trong tháng, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01
vụ tranh chấp lao động tập thể; Lũy kê từ đầu năm đến nay đã xảy ra 05 vụ tranh
chấp dẫn đến đình công tại 5 doanh nghiệp.
Trong
tháng 4/2023 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo
cho 7.406 người (lũy
kế từ đầu năm đào tạo 23.435/72.000
người đạt 32,55% KH năm), trong đó: Cao đẳng là 570 người, Trung cấp 178 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 6.658
người. Toàn tỉnh có 7.043 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 31,13% KH
trong đó: Cao đẳng là 355
người, Trung cấp 1.650
người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng là 5.038 người.
CỤC THỐNG KÊ ĐỒNG NAI