Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng năm 2019

​       Thực hiện Nghị quyết số: 12/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị ​quyết số: 136/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội năm 2019. UBND tỉnh sớm triển khai việc giao chỉ tiêu kế hoạch KTXH năm 2019 cho các ngành và địa phương, đồng thời Tỉnh ủy, UBND có sự chỉ đạo tích cực ngay từ những tháng đầu năm, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, địa phương và doanh nghiệp nên kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2019 đạt được những kết quả tích cực.

Các hoạt động văn hóa, xã hội và chính sách an sinh xã hội tiếp tục đẩy mạnh thực hiện và đạt được kết quả quan trọng, đời sống dân cư được quan tâm, cải thiện và nâng cao. Tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2019 trên các lĩnh vực như sau:

A. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GRDP)

Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) đạt 116.105 tỷ đồng, tăng 8,02% so với cùng kỳ (mục tiêu cả năm tăng 8-9%). Mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay khá cao đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2019


 ​​​

Theo giá hiện hành

Theo giá so sánh 2010

Ước tính
6 tháng đầu năm 2019
(Tỷ đồng)

Cơ cấu
 (%)

Ước tính
 năm 2018
(Tỷ đồng)

Năm 2018
so cùng kỳ
(%)

TỔNG SỐ

165.362,7

100,00

116.105,0

108,02

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

14.606,1

8,83

9.965,7

103,22

- Công nghiệp và xây dựng

101.793,0

61,56

72.171,2

109,09

      Trong đó: Công nghiệp

96.905,3

58,60

68.685,4

109,12

- Dịch vụ

35.903,8

21,71

24.798,6

107,6

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

13.059,8

7,90

9.169,6

106,32

 

Với mức tăng 8,02%tổng sản phẩm trên địa bàn thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,22%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Với mức tăng này cho thấy mặc dù gặp khó khăn do dịch bệnh phát sinh gây ảnh hưởng thiệt hại ở đàn heo nhưng sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn giữ được mức tăng trưởng tương đương so với cùng kỳ.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 5,59 điểm phần trăm. Trong đó công nghiệp tăng 9,12%, xây dựng tăng 8,51%; Điểm nổi bật của khu vực này là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 9,43% là ngành chiếm tỷ trọng cao trong khu vực này (chiếm 89,05%); ngành sản xuất phân phố điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 4,32%; ngành khai khoáng tăng 5,62%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải tăng 8,12% đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của khu vực.

Khu vực dịch vụ tăng 7,6%, đóng góp 1,63 điểm phần trăm; thể hiện mức tăng trưởng khu vực dịch vụ cao hơn đáng kể so với cùng kỳ (6 tháng/2018 tăng 7,53%). Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ đạt mức tăng 9,02%; Vận tải kho bãi tăng 10,04%; Thông tin truyền thông tăng 8,27%; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 10,81%; Nghệ thuật vui chơi giải trí tăng 8,25%... Thuế sản phẩm tăng 6,32%, đóng góp 0,51 điểm phần trăm.

GRDP-6THANG.pdfGRDP-6THANG.pdf

2. Tài chính – Ngân hàng

a. Tài chính

Sáu tháng đầu năm 2019 tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp tục gặp khó khăn, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc, điều đó đã ảnh hưởng khá nhiều đến công tác quản lý và thực hiện dự toán ngân sách của tỉnh. Thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp trong việc tổ chức thực hiện thu ngân sách với mục tiêu đảm bảo cân đối ngân sách của tỉnh; công tác an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, công tác quốc phòng an ninh tiếp tục được giữ vững đã tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh và thuận lợi trong công tác thu ngân sách. Kết quả thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm như sau:

Ước thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 26.485 tỷ đồng, đạt 46,9% dự toán năm và tăng 20,8% cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa đạt 16.937,5 tỷ đồng, đạt 45,5% dự toán và tăng 32,4% cùng kỳ. Các khoản thu nội địa tăng khá so với cùng kỳ trong đó các khoản thu có tỷ trọng lớn như: Thu từ lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước trung ương, tăng 12,78%, doanh nghiệp nhà nước địa phương, tăng 166%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tăng 45,95%...; Thu lĩnh vực xuất, nhập khẩu ước đạt 8.547 tỷ đồng,tăng 3,1% cùng kỳ và đạt 50% so dự toán.

Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm tăng khá so cùng kỳ do hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp có phần khởi sắc do mở rộng đầu tư mang lại hiệu quả, dẫn đến số nộp tăng cao. Bên cạnh đó, ngành Hải quan cũng đã tập trung triển khai mạnh công tác thủ tục hành chính, đẩy mạnh thủ tục điện tử đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác chặt chẽ từ phía các cộng đồng doanh nghiệp; Việc phối hợp thu NSNN giữa các ngân hàng thương mại với Kho bạc Nhà nước cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục và thông quan hàng hóa được nhanh chóng góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn.

Dự ước Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng đạt 8.588 tỷ đồng, đạt 31,1% dự toán và giảm 1,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển là 3.250 tỷ đồng, đạt 46,6% dự toán và giảm 8,5% so cùng kỳ; chi thường xuyên đạt 5.317 tỷ đồng, đạt 43,8% dự toán và tăng 4,2% so với cùng kỳ trong đó: Chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo đạt 2.310 tỷ đồng, tăng 7,6%; chi quản lý hành chính đạt 936 tỷ đồng, tăng 2,6%; chi sự nghiệp y tế đạt 455 tỷ đồng, tăng 30,5%...Chi thường xuyên 6 tháng đầu năm cơ bản đáp ứng kịp thời, đầy đủ kinh phí cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt việc tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí ngân sách, chi ngân sách đúng tiêu chuẩn, định mức và đảm bảo trong dự toán được HĐND tỉnh giao. Tuy nhiên vẫn còn một số sự nghiệp chi đạt thấp so với dự toán giao, nguyên nhân là do đầu năm địa phương phải thực hiện tiết kiệm 10% để tạo nguồn cải cách tiền lương, dự phòng các sự nghiệp để đảm bảo nhu cầu chi khi có chính sách mới phát sinh,…

b. Hoạt động ngân hàng

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 42 ngân hàng với 56 Chi nhánh ngân hàng và 219 phòng giao dịch trực thuộc; 35 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); 04 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP). Hệ thống ngân hàng thực hiện tốt công tác thanh toán, tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt; đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng tiền mặt và cơ cấu các loại tiền phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 30/6/2019 ước đạt 181.333 tỷđồng, tăng 6,08% so với 31/12/2018. Trong đó tiền gửi ước đạt 180.552 tỷ đồng (tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 169.116 tỷ đồng, tăng 6,08% so với 31/12/2018; tiền gửi bằng ngoại tệ ước đạt 11.436 tỷ đồng, giảm 5,8% so với 31/12/2018).

Hoạt động tín dụng: Đến ngày 30/6/2019 tổng dư nợ cấp tín dụng ước đạt 200.577 tỷ đồng, tăng 10,2% so với 31/12/2018 (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,9% trên tổng dư nợ cho vay), trong đó dư nợ cho vay ước đạt 198.392 tỷ đồng, tăng 9,08% so với cuối năm 2018. Dư nợ cho vay có xu hướng tăng trưởng khá, chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực ưu tiên.

3. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh cũng như cả nước gặp một số khó khăn. Do ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nên ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, do đó thị trường xuất khẩu hàng hóa nước ta giảm sút, số hợp đồng xuất khẩu sản phẩm giảm đáng kể, giá xuất khẩu nông sản và một số sản phẩm chủ lực giảm mạnh; Mặt khác giá điện, xăng dầu điều chỉnh tăng ở những tháng đầu năm cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp.Nhờ chú trọng thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và với sự nỗ lực của doanh nghiệp nên sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển khá.

- Chỉ số phát sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2019 tăng 8,02% so cùng kỳ. Trong đó: Ngành khai khoáng tăng 5,49%; chế biến, chế tạo tăng 8,31%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước,tăng5,03%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng4,8%. Trong các ngành công nghiệp cấp II hầu hết có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so cùng kỳ, trong đó có một số  ngành có chỉ số sản xuất tăng cao hơn mức tăng bình quân chung như:sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 16,88%. Ngành này có mức tăng cao do các doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu ổn định như Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bao Bì Giấy Hong Chang; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Giấy Yuen Foong Yu Đồng Nai; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ojitex Việt Nam mức tăng 10-25%;sản xuất thiết bị điện tăng 15,46%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 13,82%; sản xuất thuốc lá tăng 12,54%; Dệt tăng 12%;sản xuất trang phục tăng 11,78%; sản xuất đồ uống tăng 11,69%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,52%... những ngành này có mức tăng khá do có hợp đồng xuất khẩu ổn định, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm cũng một số ngành tăng trưởng chậm hoặc giảm như: khai khoáng tăng 5,49% do trữ lượng của các mỏ giảm dần, sản lượng khai thác cát, đá có xu hướng tăng chậm hơn trước; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chấttăng 2,93%. Nguyên nhân doanh nghiệp ngành này tăng thấp là do một số sản phẩm hoá chất của Công Ty Cổ Phần HH Vedan Viet Nam; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Rohm And Haas Việt Nam giảm mạnh so cùng kỳ;sản xuất xe có động cơ giảm 0,67% do nhu cầu tiêu thụ của dân cư có xu hướng chậm lại.

Như vậy 6 tháng đầu năm 2019 tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn có mức tăng trưởng khá ổn định, thể hiện qua kết quả phản ánh chỉ số sản xuất của 27 ngành kinh tế cấp II, trong đó có 25/27 ngành tăng so cùng kỳ với mức tăng thấp nhất là 0,78% và mức tăng cao nhất 16,88%, có 2/27 ngành có mức giảm, tuy nhiên mức giảm không đáng kể  từ 0,67% đến 6,89% nguyên nhân chủ yếu là do tình hình sản xuất gặp khó khăn do thị trường xuất khẩu một số ngành chủ lực giảm; một số doanh nghiệp chưa có hợp đồng mới, sản xuất cầm chừng do đó ảnh hưởng đến chỉ số chung của toàn ngành.

- Chỉ số sản phẩm công nghiệp ước tháng 6 năm 2019 tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: máy giặt 39,3 nghìn cái, tăng 119,1%; cà phê các loại 38,1 nghìn tấn, tăng 52,7%; sợi các loại 132,6 nghìn tấn, tăng 25,6%; quần áo các loại 16.952 nghìn cái, tăng 25,1%; thuốc lá sợi 1.993 tấn, tăng 17,4%; điện sản xuất 1.050 triệu Kwh, tăng 13,9%; bê tông trộn sẵn 217,2 nghìn m3, tăng 13,1%; bao bì các loại 20,4 nghìn tấn, tăng 12,1%; đá xây dựng các loại 1.616,6 nghìn m3, tăng 8%; vải các loại 64,4 triệu m2, tăng 5,8%... Ngoài ra một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: Thuốc bảo vệ thực vật 342,8 tấn, giảm 14,7%; thức ăn gia súc, thủy sản 331 nghìn tấn, giảm 3,6%; Nước uống 11,9 triệu m3, giảm 2,6%; sơn các loại 13,1 nghìn tấn, giảm 1,3%...

          - Chỉ số sản phẩm quý II/2019 so với cùng kỳ năm trước  tăng như: Máy giặt (+79,9%); cà phê các loại (+55%); Quần áo các loại (+18,86%); Thuốc bảo vệ thực vật (+17,87%); Sợi các loại (+13,92%); Thuốc lá sợi (+12,8%)…

        - Chỉ số sản phẩm công nghiệp 6 tháng đầu năm 2019 các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như: Máy giặt (+63,7%); cà phê các loại (+28,3%); Thuốc bảo vệ thực vật (+15,8%); Quần áo các loại (+14,2%); Thuốc lá sợi (+13,3%); Sợi các loại (+12,2%); Vải các loại (+10,2%); Bê tông trộn sẵn (+10,1%); giày dép các loại (+9,8%); Bột ngọt (+9,6%). Các sản phẩm giảm như: thức ăn gia súc (-7,4%); bao bì các loại (-1,9%).v.v…

CHI SO CONG NGHIEP-062019.pdfCHI SO CONG NGHIEP-062019.pdf

4. Hoạt động xây dựng

Thực hiện kế hoạch xây dựng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, ngành xây dựng tiếp tục tập trung hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, đặc biệt chú trọng việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trong công tác kiểm tra, giám sát thi công các công trình. Trong đó có việc nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, quan tâm nâng cao chất lượng công trình, an toàn lao động. 6 tháng đầu năm 2019 tình hình xây dựng trên địa bàn có thuận lợi hơn do một số dự án mới được triển khai, các dự án công trình chuyển tiếp từ năm 2018 được tập trung đầy mạnh tiến độ thi công, mặt khác nhu cầu đầu tư xây dựng của doanh nghiệp và dân cư tăng đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành xây dựng. Tình hình cụ thể như sau:

          Dự ước 6 tháng giá trị sản xuất xây dựng trên địa bàn (theo giá thực tế) đạt 18.655,3 tỷ đồng, tăng 11,25% so cùng kỳ. Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước đạt 82 tỷ đồng, tăng 22,06%; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 12.516 tỷ đồng, tăng 12,13%; doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 1.307,3 tỷ đồng, tăng 11,47%; Loại hình khác đạt 4.749,9 tỷ đồng, tăng 8,78%. Giá trị sản xuất phân theo loại công trình: Công trình nhà ở đạt 5.593,86 tỷ đồng, tăng 8,16%; Công trình nhà không để ở đạt 5.400 tỷ đồng, tăng 12,11%; Công trình kỹ thuật dân dụng đạt 3.937,15 tỷ đồng, tăng 12,35%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 3.724,2 tỷ đồng, tăng 13,69% so cùng kỳ.

Một số đơn vị xây dựng có mức tăng so cùng kỳ như: Công Ty Cổ phần cơ giới và xây lắp số 9 tăng 12,37%; Công ty TNHH Hồng Hà tăng 14,2%; Công ty TNHH Vĩnh Cường tăng 12,16%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Điện Cơ Vĩnh Phong tăng 12,16%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vinafilter Technology tăng 10,3%; Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Huaton tăng 11,4% so cùng kỳ.v.v.

          5. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản

          Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá SS 2010) 6 tháng đầu năm 2019 đạt 19.696,4 tỷ đồng, tăng 3,25% so cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 17.465,6 tỷ đồng, tăng 3,13% (trồng trọt tăng 1,6%; chăn nuôi tăng 4,03%; dịch vụ tăng 3,25%); Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 1.124,1 tỷ đồng, tăng 2,78%; Giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.106,6 tỷ đồng, tăng 5,56% so cùng kỳ.

a. Nông nghiệp

Cây hàng năm: Sáu tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu vào vụ Đông xuân và Hè thu; tính đến nay các huyện, TX, TP đã hoàn thành việc thu hoạch vụ Đông xuân và xuống giống vụ Hè thu, tình hình cụ thể như sau:

Diện tích gieo trồng: Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân là 41.861 ha, giảm 142 ha (-0,34%) so với cùng kỳ. Trong đó: diện tích cây lương thực đạt 26.014 ha, giảm1,8%; cây củ có bột đạt 4.513 ha, tăng 8,52%; cây thực phẩm đạt 6.791 ha, giảm 0,29%; cây công nghiệp hàng năm đạt 2.658 ha tăng 7,78% và cây hàng năm khác đạt 1.886 ha, giảm 9,17% so cùng kỳ. Mặc dù những tháng đầu năm nay nắng hạn kéo dài nhưng do chủ động được khâu làm đất, nguồn nước thủy lợi kênh mương tốt, đảm bảo việc tưới tiêu và người dân đã xuống giống kịp thời, nên diện tích gieo trồng cây lúa và cây củ có bột năm nay tăng khá so cùng kỳ. Tuy nhiên một số loại cây thực phẩm và cây hàng năm giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, một số loại cây có giá bán sản phẩm thấp, chi phí đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp, nên người dân chuyển đổi mục đích sử dụng nguồn đất cho phù hợp.

Năng suất vụ Đông xuân: Do các địa phương xuống giống đúng vụ, chủ động nguồn nước tưới, thực hiện tốt khâu cây giống, chăm bón, phòng chống dịch bệnh nên thiệt hại không lớn. Sơ bộ năng suất một số cây trồng chính trong vụ Đông xuân 2019 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Năng suất lúa đạt 58,49 tạ/ha, tăng1,13%; bắp đạt 89,06 tạ/ha, tăng 8,76%; rau các loại đạt 164,37 tạ/ha, giảm1,7%; đậu các loại đạt 12,65 tạ/ha, tăng 6,43%; đậu phộng đạt 19,81 tạ/ha, tăng 4,44%; mía đạt 1.123.79 tạ/ha, tăng 22,51% so với cùng kỳ.

Sản lượng vụ Đông xuân: Dự ước sản lượng thu hoạch cây trồng vụ Đông xuân 2019 so cùng kỳ như sau: Sản lượng lúa đạt 95.230 tấn, tăng 3,03% (+2.797 tấn); bắp đạt 86.689tấn, tăng 0,71% (+612 tấn);  rau các loại đạt 90.180 tấn, giảm 1% (-912,6 tấn); đậu các loại đạt 1.650 tấn, tăng1,83% (+29,6 tấn) so với cùng kỳ.

- Tiến độ gieo trồng v Hè thu 2019

Tính đến ngày 15/6/2019 toàn tỉnh đã gieo trồng được 53.986 ha, tăng 2,02% (+1.067 ha) so cùng kỳ. Trong đó cây lương thực đạt 34.375 ha, tăng  1,84% (+621 ha); cây củ có bột đạt 8.271 ha, tăng 0,59% (+49 ha); cây thực phẩm đạt 5.638 ha, tăng  4,2% (+227 ha); cây công nghiệp hàng năm đạt 3.847 ha, giảm 1,43% (-56 ha) so cùng kỳ.

Hiện nay, do lượng mưa đều nên tiến độ gieo trồng vụ Hè thu tăng cao so cùng kỳ, các địa phương đang tích cực chuẩn bị đất để xuống giống đồng loạt. Một số huyện có diện tích gieo trồng tăng cao so cùng kỳ như: Huyện Tân Phú, Định Quán, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Vinh Cửu…

Cây lâu năm

- Diện tích hiện có: Tổng diện tích hiện có cây lâu năm toàn tỉnh là 173.425 ha, tăng 0,46% (+ 801 ha) so cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn quả đạt 51.993,5 ha, tăng 1,58%; cây công nghiệp lâu năm đạt 121.432 ha, giảm0,01% so với cùng kỳ. Cây ăn quả chủ yếu tăng ở cây xoài, chuối, cam quýt, bưởi, các loại cây này hợp với thổ nhưỡng đất, năng suất và giá bán khá ổn định; tuy nhiên vẫn có một số cây có diện tích giảm đó là cây chôm chôm, nguyên nhân giảm là do diện tích cây trồng già cổi, năng suất đạt thấp, mặt khác là do năm trước loại cây này mất mùa, giá bán thấp, nên người dân chặt bỏ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Diện tích cây công nghiệp lâu năm giảm mạnh, đặc biệt là cây Tiêu do giá thấp chỉ còn 50 ngàn đồng/kg trong khi chi phí sản xuất cao; cây cao su giá giảm, năng suất kém nên một số diện tích đã chuyển đổi mục đích sử dụng, điều này tác động đến diện tích gieo trồng, sản lượng và giá trị sản xuất.

- Sản lượng: Do chủ động được nguồn nước và thực hiện tốt khâu chăm bón, phòng chống dịch bệnh, nên hầu hết các loại cây trồng sản lượng tăng nhẹ so cùng kỳ. Cụ thể: sản lượng xoài đạt 48.640 tấn, tăng 2,55%; chuối đạt 50.460,5 tấn, tăng 4,5%; sầu riêng đạt 7.002,3 tấn, tăng 1,39%; cam đạt 4.121,8 tấn, tăng 1,47%; quýt đạt 11.811,3 tấn, tăng 7,81%; bưởi đạt 15.271 tấn, tăng 3,8%; chôm chôm đạt 98.852 tấn, tăng 2,2%; điều đạt 44.038 tấn, tăng 1,2%; hồ tiêu đạt 30.347,8 tấn, tăng 0,7%; cao su đạt 12.579,9 tấn, tăng 1,8% so với cùng kỳ.

Chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch tả heo Châu phi, tính đến ngày 09/6/2019, dịch bệnh đã xảy ra tại 60 hộ chăn nuôi thuộc 13 xã của 04 huyện: Trảng Bom, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu và Long Thành, tổ chức tiêu hủy 9.913 con. UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt ngành nông nghiệp chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp tổng thể nhằm khống chế, dập tắt các ổ dịch khi còn ở diện hẹp, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi heo phát triển ổn định, và có chính sách hỗ trợ thiệt hại kịp thời cho các hộ chăn nuôi heo bị bệnh chết. Số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn Đồng Nai so với cùng kỳ vẫn giữ được tốc độ phát triển quy mô tổng đàn. Tổng đàn heo tại các doanh nghiệp vẫn ổn định, việc tiêu thụ thịt heo của doanh nghiệp có xu hướng giảm từ 20% - 40% so với trước khi có dịch; hầu hết các doanh nghiệp chăn nuôi ở Đồng Nai đều thực hiện nghiêm chỉnh nhiều phương án phòng chống dịch tả heo Châu phi; đảm bảo nguồn cung thịt heo cho thị trường trong hiện tại và thời gian tới.

Số lượng gia súc và gia cầm thời điểm tháng 6 năm 2019

Đơn vị tính

Chính thức cùng kỳ

Thực hiện kỳ báo cáo

So sánh cùng kỳ (%)

I. Gia súc

Con

2.871.842

2.990.588

104,13

1. Trâu

Con

3.268

3.325

101,74

2. Bò

Con

80.750

82.137

101,72

Tr. đó: Bò sữa

Con

331

327

98,79

3. Heo

Con

2.787.824

2.905.126

104,21

Trong đó: heo con chưa tách mẹ

Con

438.520

458.956

104,66

II. Gia cầm

1000 con

19.662,49

24.369,59

123,94

Trong đó: Gà

1000 con

18.387

23.438,68

127,47

 

Ghi chú: Theo quy định mới của TCTK, kỳ báo cáo này heo con chưa tách mẹ được tính vào tổng đàn heo nên số lượng tổng đàn tăng hơn so báo cáo trước.

- S lượng đàn: Tổng đàn gia súc hiện có là 2.990.588 con tăng 118.746 con (+4,13%) so cùng kỳ.Trong đó heo đạt 2.905.126 con, tăng 4,21%. Do nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng, mặt khác giá heo hơi từ đầu năm đến nay có dao động tuy nhiên vẫn ở mức chấp nhận được, chính vì vậy nên người chăn nuôi nói chung và các trang trại, doanh nghiệp chủ động tăng đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi.

Thời gian qua gà bán được giá, thị trường tiêu ổn định, dịch bệnh không phát sinh, nên các trang trại tăng đàn. Hơn nữa, khoảng 80% tổng đàn gà tại Đồng Nai được nuôi theo hình thức tập trung, áp dụng các quy trình an toàn dịch bệnh nên đảm bảo chất lượng sinh trưởng vật nuôi. Tổng đàn gia cầm hiện có là 28.714 ngàn con, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó gà đạt 27.282 ngàn con, tăng 11,09%.

- Sản lượng sản phẩm: Sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2019 tăng, giảm so với cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu dự ước đạt 111,92 tấn, tăng 1,29%; Thịt bò dự ước 2.160 tấn, tăng 4,8%; Thịt heo 225.487 tấn, tăng 3,34%; Thịt gia cầm 58.448 tấn, tăng 9,26%; Sản lượng trứng gia cầm đạt 348.537 ngàn quả, tăng 3,68% so với cùng kỳ. Hầu hết sản lượng sản phẩm chăn nuôi đều tăng khá so cùng kỳ. Sản lượng tăng là do nhu cầu của thị trường đến thời điểm cung bằng cầu. Đối với sản lượng gà, vịt tăng cao là do sản lượng gà xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, đây là tiền đề cho các doanh nghiệp tham gia thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, để tạo đầu ra bền vững cho ngành chăn nuôi.

b. Lâm nghiệp

- Công tác trồng rừng và nuôi dưỡng rừng: Dự ước trong tháng 6 diện tích từng trồng mới tập trung đạt 485 ha, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 1.692 ha, giảm18,99% so cùng kỳ; Diện tích rừng trồng được chăm sóc ước đạt: 6.162 ha giảm2,67%; Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 287 ha, giảm 26,76%; Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 52.137 ha, tăng 1,84% so cùng kỳ.

Ươm giống cây lâm nghiệp ước đạt 286.284 ngàn cây tăng 0,83% so cùng kỳ. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán dự ước đạt 68,4 ngàn cây, giảm1,59% so cùng kỳ.

- Khai thác gỗ và lâm sản:Tổng số sản lượng gỗ khai thác tháng 6 đạt 34.925 m3, tăng 17,86% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 108.583m3, tăng 6,66% so cùng kỳ. Sản lượng gỗ khai thác tăng chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy đã đến thời kỳ khai thác nên tăng so với cùng kỳ.

  Sản lượng củi khai thác dự ước tháng 6 đạt 152 ste, tăng 7,11% so tháng cùng kỳ; Lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 425 ste, tăng 3,41% so cùng kỳ.

- Công tác PCCCR và quản lý bảo vệ rừng: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có mưa đều kéo dài trên diện rộng, độ ẩm thực bì cao, khả năng xảy ra cháy rừng thấp, trong tháng 6 không xảy ra vụ cháy rừng nào. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019 xảy ra 2 vụ cháy rừng thiệt hại 0,82 ha rừng trồng keo.

c. Thủy sản

Vừa qua làng cá bè La Ngà (H. Định Quán) đã xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt trên sông La Ngà, huyện Định Quán vào ngày 16/5/2019 làm ảnh hưởng một phần không nhỏ cho các hộ dân nuôi cá bè; theo số liệu thống kê của UBND huyện Định Quán đã lên đến 124 hộ với 492 lồng bè, số lượng thiệt hại là 1.697,5 tấn và 59.500 con giống chủ yếu là các loại:  Cá lăng,  cá diêu hồng, cá chép, cá leo, cá trắm cỏ, cá mè… nguyên nhân cá chết được cơ quan chức năng của tỉnh xác định là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá chết hàng loạt trên Sông La Ngà vào đầu mùa mưa tiếp tục tái diễn.

Ngoài sự việc xảy ra ở huyện Định Quán thì nhìn chung tình hình sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 phát triển tương đối ổn định, giá bán ổn định người nuôi trồng thủy sản đã chú trọng đến đầu tư thâm canh tăng năng suất để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chi cục Thủy sản thường xuyên khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản cần quản lý tốt khâu thức ăn cho thủy sản, đồng thời bổ sung các loại thức ăn vi lượng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi và cẩn thận đối với môi trường nước do đó dịch bệnh không xảy ra. Do vậy giá trị thủy sản 6 tháng đầu năm 2019 vẫn duy trì được mức tăng trưởng, góp phần đáng kể vào mức tăng chung của toàn ngành Nông Nghiệp trên địa bàn.

- Diện tích nuôi trồng: Dự ước diện tích nuôi trồng thủy sản là 8.698,28 ha, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu diện tích giảm do trả đất dự án ở khu vực Nhơn Trạch, Long Thành.

- Sản lượng thủy sản:

Dự ước sản lượng thủy sản trong tháng 6/2019 đạt: 5.870,2 tấn. Sản lượng thủy sản nuôi trồng là: 4.970,65 tấn, trong đó: cá đạt 4.590,61 tấn; tôm đạt 363,94 tấn. Sản lượng thủy sản khai thác là: 914,5 tấn, trong đó: cá đạt 792,2 tấn; tôm đạt 67,77 tấn.

Dự ước sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt: 30.629,36 tấn, tăng 8,33% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 26.716,36 tấn, tăng 8,24% (trong đó: cá đạt 24.015 tấn; tôm đạt 2.556,28 tấn); Sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.976 tấn, tăng 10,73% so cùng kỳ (trong đó: cá đạt 3.446 tấn; tôm đạt 261 tấn).

NONG NGHIEP-6THANG.pdfNONG NGHIEP-6THANG.pdf

CHAN NUOI-062019.pdfCHAN NUOI-062019.pdf

SP CHAN NUOI-062019.pdfSP CHAN NUOI-062019.pdf

6. Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

a. Thương mại

Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 6 tháng/2019 đạt 88.933,6 tỷ đồng, tăng 11,76% so cùng kỳ và đạt 49,74% so kế hoạch năm. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 9,21%. Trong đó: Doanh thu bán lẻ ngành thương nghiệp ước đạt 66.100,3 tỷ đồng, chiếm 74,33% tổng mức và tăng 11,86% so cùng kỳ; ngành khách sạn nhà hàng thực hiện 8.188,54 tỷ đồng, tăng 12,05%; ngành du lịch lữ hành thực hiện 45,18 tỷ đồng, tăng 8,5%; ngành dịch vụ thực hiện 14.599,56 tỷ đồng, tăng 11,18%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 6 tháng đầu năm 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Kế hoạch
2019

Dự ước
6 tháng năm 2019

Chính thức 6 tháng năm 2018

Cơ cấu (%)

Ước 6 tháng năm 2019 so
cùng kỳ

Tổng số

178.800

88.933,59

79.572,77

100,00

111,76

- Thương nghiệp

66.100,31

59.091,77

74,33

111,86

- Khách sạn, nhà hàng

8.188,54

7.308,05

9,21

112,05

- Du lịch, lữ hành

45.18

41,64

0,05

108,50

- Dịch vụ

14.599,56

13.131,32

16,41

111,18

 

Tình hình tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2019 chia theo ngành:

+ Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tháng 6 đạt 10.983,68 tỷ đồng, tăng 0,74% so tháng trước. Dự ước 6 tháng đạt 66.100,31 tỷ đồng, tăng 11,86% so cùng kỳ. Một số nhóm ngành 6 tháng đầu năm 2019 tăng so cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩm, tăng 16,46%; Xăng, dầu các loại, tăng 12,36%; Ô tô các loại, tăng 12,61%; Gỗ và vật liệu xây dựng, tăng 11,65%; Hàng may mặc tăng 11,91%; Nhiên liệu khác tăng 11,71%; Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình, tăng 9,4%...

+ Doanh thu dịch vụ l­ưu trú tháng 6/2019 ước đạt 27,66 tỷ đồng, giảm 1,22% so với tháng trước. Lũy kế 6 tháng/2019 đạt 162,18 tỷ đồng, tăng 6,17% so cùng kỳ. Nguyên nhân tháng 6 giảm là do đã bước vào mùa mưa nên các hoạt động vui chơi ngoài trời giảm dẫn đến lượng khách tới tham quan, du lịch giảm nên lượt khách, ngày khách lưu trú cũng giảm hơn so với tháng trước, đã làm cho doanh thu ngành dịch vụ lưu trú giảm so tháng trước và tăng không cao so cùng kỳ.

+ Dịch vụ ăn uống tháng 6/2019 ước đạt 1.365,18 tỷ đồng, tăng 0,72% so tháng trước; Cộng dồn 6 tháng ước đạt 8.026,36 tỷ đồng, tăng 12,17% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng là do kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng cao, xu hướng ăn uống ngoài gia đình phát triển đã thúc đẩy các mô hình kinh doanh ăn uống mới hình thành, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu các tháng gần đây tăng, mặt khác các chi phí khác như điện, xăng dầu, gas… tăng đã làm cho giá các mặt hàng ăn uống tăng, góp phần làm tăng doanh thu khu vực này...

+ Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch tháng 6/2019 ước đạt 7,64 tỷ đồng, tăng 1,21% so với tháng trước. Đây là một trong những tháng kinh doanh chủ chốt trong năm của các công ty du lịch nên hoạt động dịch vụ du lịch lữ hành được nhiều công ty du lịch triển khai, chủ động liên hệ trực tiếp tới các đơn vị, doanh nghiệp để tìm kiếm khách hàng, mặt khác còn tổ chức các chương trình tour du lịch phong phú đã làm cho doanh thu cũng như lượt khách tăng. Dự ước 6 tháng ước đạt 45,18 tỷ đồng, tăng 8,5% so cùng kỳ.

+ Doanh thu dịch vụ khác tháng 6/2019 ước đạt 2.446,07 tỷ đồng, tăng 0,61% so tháng trước; Dự ước 6 tháng ước đạt 14.599,56 tỷ đồng, tăng 11,18% so cùng kỳ.

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2019 các thành phần kinh tế; ngành hàng kinh doanh tiếp tục ổn định và tăng trưởng. Giá cả các mặt hàng tương đối ổn định, phù hợp với thu nhập của số đông người tiêu dùng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng kinh doanh đưa ra nhiều chương trình giảm giá bán, khuyến mại hấp dẫn đối với một số mặt hàng, thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng hàng hóa... đã tác động kích cầu tiêu dùng, làm cho nhu cầu mua sắm của người dân cũng tăng lên đáng kể. Các đơn vị kinh doanh xăng dầu, phương tiện đi lại tăng tương đối cao do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng được nâng cao. Các đơn vị kinh doanh ăn uống, lưu trú, dịch vụ, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng lịch sự, hiện đại còn quan tâm tới chất lượng nên thu hút được nhiều khách hàng đã tác động đến doanh thu của lĩnh vực này.

DOANH THU BAN LE-062019.pdfDOANH THU BAN LE-062019.pdf

b. Giá cả thị trường

          Tháng 6 tình hình giá cả trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, nhiều mặt hàng có xu hướng tăng như ở nhóm lương thực – thực phẩm; nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, trong khi đó giá mặt hàng xăng, dầu; gas lại giảm. Trong 11 nhóm hàng so với tháng trước có 7 nhóm hàng có chỉ số giá tăng; 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm; 1 nhóm giá ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2019 so tháng trước giảm 0,06%; tăng 1,95% so tháng 12 năm trước; tăng 2,28% so với cùng tháng năm trước; chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý II tăng 2,69% và bình quân 6 tháng đầu năm tăng 2,55% so cùng kỳ.

          Tình hình giá cả các loại hàng hóa tăng, giảm như sau:

          Chỉ số giá tiêu dùng

          Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Chỉ số giá nhóm này so tháng trước tăng 0,67%; tăng 3,44% so cùng tháng năm trước; tăng 1,48% so tháng 12 năm trước; bình quân quý II tăng 3,88% và tăng 4,54% so bình quân cùng kỳ.

          Trong nhóm này thì nhóm lương thực tăng 0,98% so tháng trước; giảm 0,94% so cùng tháng năm trước; bình quân quý II giảm 1,18%; bình quân 5 tháng giảm 1,23% so cùng kỳ. Nguyên nhân trong tháng tăng chủ yếu là do các mặt hàng gạo tăng nhẹ như: gạo tẻ thường tăng 1,3%; gạo tẻ ngon tăng 0,8%; các mặt hàng ngũ cốc tăng 4,75%.

          Nhóm hàng thực phẩm trong tháng tăng 0,73% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 4,91%; bình quân quý II tăng 5,79% và so bình quân cùng kỳ tăng 6,89%. Trong tháng 6 giá các mặt hàng thực phẩm có xu hướng tăng, đặc biệt là mặt hàng thịt heo, sau thời gian giá giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh thì hiện nay giá mặt hàng này đã tăng trở lại. Nguyên nhân là do dịch tả heo Châu phi trong tỉnh đã được kiểm soát và không bị lây lan; Do Đồng Nai là tỉnh chăn nuôi heo nhiều nhất cả nước nên hiện nay các thương lái thu mua để vận chuyển heo qua các tỉnh khác tiêu thụ nhiều làm cho giá heo hơi tăng cao; giá các mặt hàng thịt heo cũng tăng như thịt heo mông tăng 2,81%; sườn heo tăng 4,37%... giá các mặt hàng thịt bò, gà giảm nhẹ do người dân chuyển qua sử dụng các mặt hàng thịt heo nhiều hơn tháng trước; giá các mặt hàng thủy hải sản tăng nhẹ 0,6%.

          Nhóm Đồ uống và thuốc lá: Chỉ số giá tháng này so tháng trước tăng 0,15%; so tháng 12 năm trước tăng 0,25%; so cùng tháng năm trước tăng 0,37%; bình quân quý II tăng 0,21% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,13%.

          Nhóm may mặc, mũ, nón, giày dép: Chỉ số giá nhóm này so tháng trước tăng 0,3%; so tháng 12 năm trước tăng 0,54%; so với cùng tháng năm trước tăng 2,94%; bình quân quý II tăng 2,94% và so bình quân cùng kỳ tăng 3,4%. Do đang là thời điểm học sinh nghỉ hè nên nhu cầu mua sắm của người dân chưa cao nên giá các mặt hàng may mặc tương đối ổn định

          Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 1,22% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,89%; bình quân quý II tăng 5,87% và so bình quân cùng kỳ tăng 4,81%.

          Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình: Chỉ số giá nhóm này trong tháng tăng 0,07% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 1,05%; bình quân quý II tăng 0,95% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,89%.

          Nhóm Giao thông: Chỉ số giá nhóm này so tháng trước giảm 1,87%; so cùng tháng năm trước giảm 1,05%; bình quân quý II tăng 0,68% và so bình quân cùng kỳ giảm 1,59%. Nguyên nhân giảm là do giá xăng, dầu thế giới giảm làm cho giá xăng, dầu trong nước giảm. Chỉ số nhóm nhiên liệu giảm 3,72%.

          Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch: Chỉ số giá nhóm này so với tháng trước tăng 0,64%; so với cùng tháng năm trước tăng 0,84%; so tháng 12 năm trước tăng 1,13%; bình quân quý II tăng 0,37% và so cùng kỳ tăng 0,13%. Tháng 6 học sinh bắt đầu nghỉ hè nên nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao làm cho giá tour du lịch trọn gói trong nước tăng 4,72%.

          Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định, tăng giảm không nhiều.

          Giá vàng: Trong tháng giá vàng bình quân tăng 1,92% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 2,73%; so tháng 12 năm trước tăng 5,69%; bình quân quý II tăng 0,56% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,69%.

          Giá Đô la Mỹ: Chỉ số giá Đô la Mỹ tháng này tăng 0,07% so tháng trước; so với cùng tháng năm trước tăng 1,59%; so tháng 12 năm trước tăng 0,02%; bình quân quý II tăng 1,62% và so bình quân cùng kỳ tăng 1,7%.

CHI SO GIA TIEU DUNG-06209.pdfCHI SO GIA TIEU DUNG-06209.pdf

c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

* Xuất khẩu: Ước kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6 năm 2019 trên địa bàn tỉnh đạt 1.722,5 triệu USD, tăng 2,07% so tháng trước. Ước kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 9.425,5 triệu USD, tăng 6,1% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 229,8 triệu USD, tăng 4,98%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.663,59 triệu USD, tăng 8,03%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7.761,96 triệu USD, tăng 8,94% so cùng kỳ. Nguyên nhân xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng thấp, chỉ tăng 6,1% là do ảnh hưởng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các nước trên thế giớp áp dụng chính sách tài khóa dẫn đến tỷ giá USD quy đổi ra đồng Việt Nam tăng lên làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng lên so với hợp đồng đã ký. Mặt khác do một số mặt hàng nông sản xuất khẩu truyền thống giá thế giới giảm như: Hạt điều, tiêu, cà phê, cao su… đã làm kim ngạch xuất khẩu giảm.

Một số ngành hàng xuất khẩu tăng, giảm so cùng kỳ như sau:

+ Giày, dép các loại kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 2.043 triệu USD, tăng 17,34% so cùng kỳ. Giày da luôn là mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của tỉnh; mặt hàng này luôn có thị trường xuất khẩu ổn định nhờ sự phân phối của các công ty mẹ ở nước ngoài làm cho kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này luôn tăng.

+ Máy móc thiết bị ước đạt 793,8 triệu USD, tăng 15,27% so cùng kỳ. Nguyên nhân giá các mặt hàng sắt thép tương đối ổn định nên các sản phẩm máy móc thiết bị phụ tùng không có biến động nhiều về giá cả bên cạnh đó các công ty nhập khẩu mặt hàng này lại có xu hướng tăng.

+ Sản phẩm từ chất dẻo ước kim ngạch xuất khẩu 6 tháng/2019 đạt 179 triệu USD, tăng 9,82% so cùng kỳ.

+ Hàng dệt may ước kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt 956,7 triệu USD, tăng 3,48% so cùng kỳ. Do ngành dệt là ngành có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhưng các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn dự ước 6 tháng đầu năm đạt thấp, có doanh nghiệp giảm so cùng kỳ đã ảnh hưởng đến tăng trưởng chung trên địa bàn.

- Đối với mặt hàng nông sản kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 có sự biến động theo tưng loại mặt hàng như:

+ Hạt điều ước đạt 19.110 tấn, so cùng kỳ tăng 10,89% về lượng và giảm 15,57% về trị giá. Nguyên nhân là do giá điều xuất khẩu đang giảm nhẹ; hiện giá xuất khẩu điều đang ở mức 7.056 (USD/tấn), giảm 24,36% so cùng kỳ.

+ Cà phê ước đạt 123.417 tấn, so cùng kỳ giảm 14,5% về lượng và giảm 18,65% về trị giá. Hiện giá xuất khẩu đang ở mức 1.714 (USD/tấn), giảm 5,2% so cùng kỳ.

+ Hạt tiêu: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6.321 tấn, so cùng kỳ tăng 25,77% về lượng và giảm 8,14% về trị giá. Do giá hạt tiêu trên thế giới đang ở mức thấp nên giá hạt tiêu xuất khẩu trong nước cũng giảm; hiện giá xuất khẩu đang ở mức 2.637 (USD/tấn), giảm 25,37% so cùng kỳ.

 + Cao su: Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 18.036 tấn, so cùng kỳ tăng 65,47% về lượng và tăng 45,82% về trị giá.

Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ, Hong Kong, Thái Lan, Đức, Úc… chiếm tỷ trọng từ 2,2% đến 30% tổng kim ngạch xuất khẩu.

* Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu tháng 6 năm 2019 ước đạt 1.484,2 triệu USD, tăng 2,53% so tháng trước. Dự ước 6 tháng đạt 8.018,1 triệu USD, tăng 2,25% so cùng kỳ. Trong đó: Kinh tế nhà nước đạt 147,73 triệu USD, tăng 1,81%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1.327,1 triệu USD, tăng 2,22%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.543,2 triệu USD, tăng 2,27% so cùng kỳ. Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng thấp là do giá các mặt hàng nông sản giảm mạnh từ 20% đến 30% so cùng kỳ. Cụ thể một số mặt hàng nguyên liệu có lượng nhập tăng, giảm như sau:

+ Hạt điều: Ước kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 24.407 tấn, tăng 11,3% về lượng và giảm 32,05% về trị giá. Nguyên nhân là do giá hạt điều trên thế giới đang giảm; sản lượng của các công ty còn nhiều, hiện giá nhập khẩu hạt điều đang ở mức 1.253 (USD/tấn), giảm 35,1% so cùng kỳ.

+ Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Ước kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 365,2 triệu USD, giảm 20,74% so cùng kỳ.

+ Ngô: Ước kim ngạch nhập khẩu 6 tháng 2019 đạt 960.124 tấn, so cùng kỳ tăng 54% về lượng và tăng 58,2% về giá trị.

+ Cao su: Ước kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 47.244 tấn, so với cùng kỳ tăng 27,24% về lượng và tăng 14,36% về giá trị.

+ Bông các loại: Ước đạt 201.178 tấn, giảm 9,92% về lượng và giảm 11,31% về giá trị. Hiện giá đang ở mức 1.789 USD/tấn, giảm 7,2% so cùng kỳ.

+ Chất dẻo nguyên liệu: Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 425.408 tấn, so cùng kỳ tăng 9,44% về lượng và tăng 2,27% về giá trị.

+ Xơ, sợi dệt các loại: Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng/2019 ước đạt 109.836 tấn, so cùng kỳ giảm 1,97% về lượng và giảm 3,61% về giá trị. Hiện giá đang ở mức 2.178 USD/tấn, giảm 7,03% so cùng kỳ.

Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc ước đạt 301,3 triệu USD, chiếm 21%; Hàn Quốc ước đạt 246,7 triệu USD, chiếm 17,23%; Đài Loan ước đạt 162,5 triệu USD, chiếm 11,35% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các thị trường khác cũng có kim ngạch nhập khẩu khá cao như: Hoa kỳ; Nhật Bản; Thái Lan; Brazil; Indonesia, Argentina…. chiếm tỷ trọng từ 2% đến 10%.

d. Giao thông vận tải

Vận tải hành khách dự ước doanh thu đạt 1.505,37 tỷ đồng, tăng 12,26%; Khối lượng vận chuyển ước đạt 54.701 nghìn HK, tăng 5,76%; khối lượng luân chuyển ước đạt 3.511.485 nghìn HK.km, tăng 6,11% so cùng kỳ.Trong đó: Đường bộ đạt 53.107 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 5,89% và 3.510.319 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 6,11%; đường sông đạt 1.593 ngàn hành khách vận chuyển, tăng 1,54% và 1.166 ngàn hành khách.km luân chuyển, tăng 2,24%. Tình hình vận chuyển hành khách 6 tháng đầu năm tăng cả doanh thu và sản lượng so với cùng kỳ là do mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng phát triển, trải đều đến các địa bàn phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt là công nhân. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được chú trọng, chất lượng các công trình giao thông được nâng lên đáp ứng yêu cầu về lưu thông trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách không ngừng tu sửa và mua sắm thêm phương tiện, duy trì và mở thêm luồng tuyến mới, phong cách phục vụ ngày càng nâng cao và lịch sự hơn cũng góp phần làm tăng sản l­ượng vận chuyển hành khách.

Vận tải hàng hóa ước doanh thu 6 tháng/2019 đạt 3.157,72 tỷ đồng, tăng 12,81% so cùng kỳ. Ước sản lượng vận tải hàng hóa đạt 28.053 nghìn tấn vận chuyển và 1.893.684 nghìn tấn - km luân chuyển, so cùng kỳ tăng 5,81% về vận chuyển và 6,03% về luân chuyển. Trong đó: Đường bộ đạt 27.326 ngàn tấn vận chuyển, tăng 5,87% và 1.769.737 ngàn tấn.km luân chuyển, tăng 6,18%; đường sông đạt 727 ngàn tấn vận chuyển, tăng 3,66% và 123.947 ngàn tấn.km luân chuyển, tăng 3,92%. Nguyên nhân hoạt động vận tải hàng hóa tăng là do các doanh nghiệp vận chuyển ngày càng tăng về số lượng và cải thiện đáng kể về chất lượng: phương tiện tốt, gọn nhẹ và ngày càng tạo uy tín cho các đối tác có nhu cầu vận chuyển hàng. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển là yếu tố quan trọng để vận tải hàng hóa tăng trưởng.

 Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải 6 tháng/2019 ước đạt 2.695,17 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ.

DOANH THU VAN TAI-062019.pdfDOANH THU VAN TAI-062019.pdf

e. Bưu chính viễn thông

Dự ước doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 3.131,37 tỷ đồng, tăng 2,36% so cùng kỳ, trong đó: doanh thu bưu chính đạt 313,36 tỷ đồng, tăng 3,61%; doanh thu viễn thông đạt 2.818,02 tỷ đồng, tăng 2,22%.

Số máy điện thọai phát triển 6 tháng là 419.959 thuê bao điện thoại, giảm 8,32% so cùng kỳ. Trong đó ước đạt 1.320 thuê bao cố định, giảm 20,3%; 418.639 thuê bao di động, giảm 8,28%.

Số thuê bao Internet phát triển mới 6 tháng là 48.671 thuê bao, tăng 14,57% so với cùng kỳ.

7. Đầu tư phát triển

Dự ước vốn đầu tư phát triển thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quý II năm 2019 thực hiện 19.626,2 tỷ đồng, tăng 21,44% so với quý I/2019 và tăng 15,47% so quý II/2018. Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 35.786,8 tỷ đồng, tăng 15,18% so cùng kỳ. Tình hình thực hiện các nguồn vốn như sau:

Vốn đầu tư do địa phương quản lý:

Uớc quý II năm 2019 thực hiện 1.512,4 tỷ đồng, tăng 41,18% so quý I/2019; giảm 4,65% so quý II/2018. Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 2.583,7 tỷ đồng, tăng 7,61% so cùng kỳ. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Uớc quý II năm 2019 thực hiện 1.483,3 tỷ đồng, tăng 50,54% so quý I/2019; tăng 4,31% so quý II/2018. Ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 2.468,6 tỷ đồng, tăng 12,43% so cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân tăng do có nhiều dự án lớn triển khai thực hiện như:Dự án đầu tư thí điểm trường học tiên tiến hiện đại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 – 2020; Dự án tuyến đường giao thông kết nối cảng Phước An; Dự án xây mới cơ sở điều trị và cai nghiện ma túy; Dự án mở rộng, trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh; Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành;Dự án Xây dựng cầu Vàm Cái Sứt trên đường Hương Lộ 2 nối dài; Dự án xây dựng hồ chứa nước Gia Măng...

- Nguồn vốn thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Uớc quý II năm 2019 thực hiện 8.995,4 tỷ đồng, tăng 21,49% so quý I/2019 và tăng 21,36% so quý II/2018. Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 16.399,6 tỷ đồng, tăng 18,84% so cùng kỳ.Trong đó:

+ Nguồn vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư thực hiện của khu vực ngoài nhà nước đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung của của nền kinh tế. Đặc biệt là sau khi Luật “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” được ban hành và có hiệu lực từ đầu năm 2018 đã có những tác động tích cực đến tiềm lực phát triển của khu vực đầu tư ngoài nhà nước này.

Dự ước quý II năm 2019 thực hiện 5.455,8 tỷ đồng, tăng 22,08% so quý I/2019 và tăng 23,95% so quý II năm 2018. Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 9.925,1 tỷ đồng, tăng 20,59% so cùng kỳ năm 2018.

 +Nguồn vốn đầu tư từ các hộ dân cư: Quý II năm 2019 thực hiện 3.539,5 tỷ đồng, tăng 20,61% so quý I/2019 và tăng 17,57% so quý II năm 2018. Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 6.474,4 tỷ đồng, tăng 16,25% so cùng kỳ năm 2018. Tình hình vốn đầu tư thực hiện khu vực dân cư có sự phát triển cao do nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc trang bị thêm tài sản của các hộ cá thể... luôn được chú trọng đầu tư đã góp phần làm cho tổng mức đầu tư tăng khá so cùng kỳ.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Dự ước quý II năm 2019 vốn đầu tư thực hiện 9.092,7 tỷ đồng, tăng 19,68% so quý I/2019 và tăng 16,55% so quý II/2018. Dự ước 6 tháng đầu năm 2019 thực hiện 16.635,4 tỷ đồng, tăng 15,16% so cùng kỳ năm 2018.

Là một trong những địa phương tập trung số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 3 cả nước (sau TP. HCM và Bình Dương). Đây là khu vực kinh tế có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn và có chỉ số tăng trưởng ổn định. Trong 6 tháng đầu năm 2019 các dự án đầu tư mới, bổ sung vốn chủ yếu tập trung ở một số ngành sản xuất công nghiệp như: sản xuất máy móc thiết bị, điện tử linh kiện, giày dép, xơ dệt sợi… Dự kiến trong quý II/2019 một số công ty thực hiện vốn đầu tư như sau: công ty changshin: 75 tỷ đồng; Công ty Tae Kwang: 73,5 tỷ đồng; Công ty Dongjin textile: 14 tỷ đồng; Công tyTexhong: 16 tỷ đồng; Công ty Hitachi: 28 tỷ đồng; Công ty Daeyeong Vina: 36,6 tỷ đồng; Công ty I Den: 14,5 tỷ đồng…

DAU TU XA HOI-062019.pdfDAU TU XA HOI-062019.pdf

8. Thu hút đầu tư

- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn Đầu tư trực tiếp ngoài (FDI) 6 tháng ước đạt 1.026,3 triệu USD, đạt 102,6% so kế hoạch năm, tăng 8,03% so cùng kỳ. Trong đó cấp mới 48 dự án với tổng vốn đăng ký 514,5 triệu USD và 32 dự án tăng vốn 512,3 triệu USD.

- Tổng vốn đầu tư trong nước 6 tháng đầu năm ước đạt 7.350,8 tỷ đồng, đạt 73,5% kế hoạch năm, tăng6,59% so cùng kỳ. Trong đó cấp mới 34 dự án với tổng vốn đăng ký 6.688,1 tỷ đồng, tăng 1,14% và 6 dự án tăng vốn 662,7 tỷ đồng.

- Phát triển doanh nghiệp: Tổng vốn đăng ký kinh doanh từ đầu năm đến ngày 15 tháng 6 là 23.864 tỷ đồng, tăng 24,43% so cùng kỳ. Trong đó số đăng ký thành lập mới là 1.728 doanh nghiệp, giảm1,3% với số vốn đăng ký là 18.795tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ và 174 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với số vốn đăng ký là 5.069tỷ đồng, tăng 28,1% so cùng kỳ.

Tiếp tục triển khai thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng và trả kết quả tại nhà: tính từ đầu năm đến ngày 5/6/2019 đã có 4.758 lượt doanh nghiệp đăng ký trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, 403 doanh nghiệp đăng ký trả kết quả tại nhà.

Về tình hình giải thể doanh nghiệp: Từ đầu năm đến ngày 15/6/2019 có 133 doanh nghiệp giải thể với số vốn 1.644,5 tỷ đồng và 204 Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, 310 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nguyên nhân chủ yếu do kinh doanh không hiệu quả.

9. Một số tình hình xã hội

a. Văn hóa thông tin

Trong tháng 6 toàn ngành văn hóa thông tin tập trung tuyên truyền Chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm trọng đại của đất nước như: 44 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975 - 30/04/2019); 133 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2019); 65 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2019) và 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019)…; Tổ chức cuộc triển lãm chuyên đề “Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc nhìn từ những kỷ vật thêu của các chiến sĩ cách mạng trong nhà tù”; “Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 - Chiến thắng của sức mạnh Việt Nam”

- Hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Các đơn vị nghệ thuật tiếp tục dàn dựng các tiết mục để biểu diễn phục vụ bà con nhân dân trong tỉnh,đã thực hiện được 30 buổi biểu diễn nghệ thuật phục vụ các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng yêu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên địa bàn tỉnh, phục vụ khoảng 16.000 lượt người xem.

Các đội chiếu phim lưu động tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức chiếu phim và các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa; phục vụ nhân dân các xã nông thôn mới và công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh; đồng thời lồng ghép các nội dung tuyên truyền như: tuyên truyền về biển, đảo; thông tin đối ngoại; công tác biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc,Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia năm 2019…

- Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc: Mở cửa phòng triển lãm, phòng trưng bày phục vụ các đoàn khách tham quan trong và ngoài nước, các đoàn học sinh, sinh viên đến nghiên cứu và học tập tại Bảo tàng tỉnh.

b. Thể dục thể thao

Trong tháng, ngành đã tham mưu UBND tỉnh đăng cai tổ chức thành công 01 giải quốc gia (Giải Thể hình vô địch các CLB toàn quốc năm 2019) và 03 giải thể thao cấp tỉnh (Giải vô địch và trẻ Điền kinh tỉnh Đồng Nai mở rộng, Giải vô địch và trẻ các câu lạc bộ Thể hình tỉnh Đồng Nai, Giải Cờ vua các Câu lạc bộ tỉnh Đồng Nai - Cúp Trí Việt).

Tham gia 02 giải quốc tế,đạt  01 HCV (Giải Cúp Võ cổ truyền thế giới lần thứ I năm 2019 tại Marseille - Pháp), 01 HCB (Giải Thể dục Thể hình Đông Nam Á lần thứ 16 tại Myanmar)

Tham gia 12 giải quốc gia,đạt 14 HCV,11 HCB,  09 HCĐ. Trong đó: Giải vô địch Cầu mây toàn quốc tại Thanh Hóa, đạt 02HCB, 02HCĐ;Giải vô địch Muay toàn quốc tại Khánh Hòa,đạt 03 HCĐ;Giải Điền kinh trẻ toàn quốc năm 2019 tại An Giang, đạt 03 HCV;Giải Thể hình vô địch các CLB toàn quốc tại Đồng Nai, đạt 16 HCV, 11 HCB, 02 HCĐ. Bên cạnh đó, Đoàn thể thao Đồng Nai còn tham gia 03 giải thi đấu cụm, khu vực, đạt 24 HCV, 07 HCB, 10 HCĐ.

C. Giáo dục

* Kỳ thi tuyển vào lớp 10 năm học 2019-2020:

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 – 2020 có 22/48 trường THPT công lập tổ chức bằng hình thức thi tuyển. Có 19.072 học sinh đăng ký dự thi tuyển; tổ chức kỳ thi tuyển tại 15 cụm thi với 37 điểm thi.

Ngày 7/6, hoàn thành tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 (năm học 2019 - 2020). hai ngày thi tuyển sinh vào lớp 10 (6 và 7-6) đều đảm bảo các yêu cầu an toàn, nghiêm túc, không có sự cố, hay sai sót nào tại tất cả 37 hội đồng thi trên địa bàn toàn tỉnh.

Sáng ngày 19/6, Sở GD-ĐT đã chính thức công bố điểm chuẩn vào lớp 10 tại các trường THPT có tổ chức thi tuyển trên địa bàn toàn tỉnh, sớm hơn so với dự kiến ban đầu 3 ngày. Trong kỳ thi năm nay, vị trí các trường trong tốp đầu vẫn không thay đổi, đều thuộc các trường ở TP Biên Hòa. Tuy nhiên điểm chuẩn năm nay so với kỳ thi năm học 2018 - 2019 giảm mạnh. (Không tính Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh) Trường THPT Ngô Quyền tiếp tục là trường có điểm chuẩn cao nhất là 32 điểm, thấp hơn năm trước 6,5 điểm (năm trước là 38.5 điểm). Xếp tiếp theo lần lượt là Trường THPT Trấn Biên có điểm chuẩn là 30 điểm, giảm 7.25 điểm so với năm trước; Trường THPT Lê Hồng Phong có điểm chuẩn là 27.5 điểm, giảm 5 điểm so với năm trước... Trường THPT Đoàn Kết (huyện Tân Phú) có điểm chuẩn thấp nhất là 16 điểm.

* Công tác chuẩn bị điều kiện cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019:

Toàn tỉnh có 27.702 thí sinh (ít hơn năm trước trên 1.131 thí sinh). Ngày thi chính thức từ 25 đến 27/6 với 60 điểm thi với 1.188 phòng thi. ở GD-ĐT đã huy động trên 3 ngàn cán bộ làm công tác tổ chức thi, coi thi và chấm thi. Trong đó, Bộ GD-ĐT chỉ định 4 trường: đại học công nghệ Đồng Nai, Đại Học công nghiệp TP.Hồ Chí Minh, đại học Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) và Phân hiệu đại học Lâm nghiệp tại huyện Trảng Bom...phối hợp với Sở GD-ĐT Đồng Nai tổ chức kỳ thi. Mỗi phòng thi sẽ có 1 cán bộ coi thi là giáo viên của tỉnh và 1 giảng viên của trường đại học. Ngoài ra, Sở GD-ĐT còn tổ chức 3 đoàn thanh tra lưu động đến các điểm thi trong suốt 3 ngày diễn ra kỳ thi.

d. Y tế

Tình hình dịch bệnh phát sinh trong tháng 6 năm 2019 như sau:             

- Sốt xuất huyết: Trong tháng 6 số trường hợp mắc Sốt xuất huyết ghi nhận 369 trường hợp, trong đó: 296 trường hợp nội trú, 73 trường hợp ngoại trú, số trường hợp mắc giảm 6,3% so với tháng trước (394 trường hợp), số trường hợp mắc nội trú tăng 42,3% so với tháng cùng kỳ năm 2018. cộng dồn hết tháng 6 là 2.759 trường hợp nội trú, 602 trường hợp ngoại trú. Số trường hợp nội trú tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2018 (1.020 trường hợp).

Hoạt động xử lý ổ dịch: Tổng số ổ dịch sốt xuất huyết Dengue được xác định và xử lý trong tháng 6/2019 là 56/56 ổ dịch đạt 100%. Cộng dồn đến tháng 6/2019 là 781 ổ dịch được xử lý/789 ổ dịch phát hiện, đạt 99%.

- Sởi: Trong tháng 6 ghi nhận 150 trường hợp mắc Sởi, giảm 35,1% so với tháng trước và tăng 149 trường hợp so với tháng cùng kỳ. Tính từ đầu năm đến tháng 6 toàn tỉnh ghi nhận 1.327 trường hợp, tăng 1.324 trường hợp so với cùng kỳ 2018 không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Sốt rét: Trong tháng 6 không phát sinh, giảm 02 trường hợp so với tháng trước. Số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 6 là 07 trường hợp; giảm 79,4% so với cùng kỳ năm 2018 (34 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Tay chân miệng (TCM): Số ca mắc TCM trong tháng 6 ghi nhận là 131 trường hợp nội trú, giảm 5 trường hợp so với tháng trước và giảm 51,3% so với tháng cùng kỳ năm 2018 (269 trường hợp). Số trường hợp mắc TCM cộng dồn đến tháng 6 là 1.487 trường hợp, trong đó: 584 trường hợp nội trú, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm 2018 (704 trường hợp) và 903 trường hợp ngoại trú, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2018 (816 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.

- Hoạt động xử lý ổ dịch: Trong tháng 6 phát hiện 35 ổ dịch và xử lý 34 ổ dịch đạt 97,4%. Cộng dồn từ đầu năm đến tháng 6 ghi nhận có 129 ổ dịch được xử lý/144 ổ dịch được phát hiện, đạt 89,58%.

Tình hình nhiễm HIV/AIDS: Sáu tháng đầu năm, số bệnh nhân nhiễm HIV có 126 người tăng 62 người so với cùng kỳ. Lũy kế từ đầu chương trình (1993) có 8.401 người nhiễm.

- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra liên ngành, xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tính đến tháng 6, toàn tỉnh xảy ra 03 vụ ngộ độc thực phẩm với 44 người mắc và không ghi nhận trường hợp mắc ngộ độc tử vong. Nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm do việc đảm bảo điều kiện vệ sinh của một số cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm chưa được chủ cơ sở quan tâm đúng mức. Phần lớn điểm thức ăn đường phố, nhất là hàng rong, vỉa hè xuất hiện mang tính thời vụ, không có địa điểm kinh doanh cố định nên chưa đảm bảo được VSATTP, dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Trong tháng 6 thực hiện công tác kiểm tra, giám sát (02 đoàn kiểm tra liên ngành) và tổ chức 2.937 lượt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng thực phẩm, trong đó: 2.571 cơ sở đạt (chiếm 87,54%), số cơ sở vi phạm 366 cơ sở, trong đó: Phạt tiền 19 cơ sở với 86.395.000 đồng và nhắc nhở 347 cơ sở.

Phòng chống lao: 6 tháng đầu năm, số bệnh nhân mới phát hiện và ghi nhận có 1.540 người, tăng 329 người (+27,16%) so cùng kỳ.

Tiêm chủng mở rộng: 6 tháng đầu năm, số trẻ em tiêm chủng đầy đủ 6 loại vaccin có 18.785 cháu và giảm 4.826 cháu (-25,69%) so cùng kỳ, đạt 37,31% kế hoạch.

Phòng chống suy dinh dưỡng của trẻ em: Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi: Theo cân nặng: 8,6%; Theo chiều cao: <24%.

Khám chữa bệnh: Sáu tháng đầu năm tổng số lượt người khám chữa bệnh là 2.973.310 lượt, giảm 624.940 lượt (-17,37%) so cùng kỳ, đạt 41,58% kế hoạch; số người điều trị nội trú 182.422 người, giảm 4.258 người (-2,28%) so cùng kỳ.

Sáu tháng đầu năm các chương trình y tế hoạt động đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra và có hiệu quả. Công tác phòng chống sốt rét đã được chủ động từ đầu như phun hóa chất, giám sát dịch tễ, côn trùng,... được tập trung phòng chống ở các vùng trọng điểm.Thực hiện tốt công tác thanh, kiểm tra VSATTP, kiểm tra điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn, cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm. Kiểm soát, ngăn chặn thuốc kém phẩm chất, không đạt tiêu chuẩn chất lượng lưu hành trên thị trường.

d. Đào tạo nghề: 6 tháng đầu năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển mới đào tạo cho 38.493 người, đạt 50,45% kế hoạch năm và cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 0.31%, trong đó: Cao đẳng: 885 người, Trung cấp: 1.358 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 36.250 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 1.723 người). Có 32.402 người tốt nghiệp các khóa đào tạo, đạt 48,87% kế hoạch năm 2019 và tăng so cùng kỳ 0,96%.

e. Giải quyết việc làm: 6 tháng đầu năm, phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương giải quyết việc làm cho 47.070 lượt người, đạt 58,84%/KH, giảm 2,96% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Các doanh nghiệp tự tuyển dụng 32.029 lượt lao động; lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội giải quyết việc làm: 15.041 Lao động.

Tổ chức 12 Sàn giao dịch việc làm có 285 lượt doanh nghiệp tham gia và 5.650 lượt người lao động tham dự, tư vấn cho 3.645 lượt người và tiếp nhận 2.486 hồ sơ xin việc.

- Kiểm tra hồ sơ, thẩm định và cấp 417 giấy phép lao động cho người nước ngoài; trong đó cấp mới: 248 giấy phép lao động, cấp lại: 169 giấy phép lao động và xác nhận 22 trường hợp được miễn cấp giấy phép lao động theo quy định.

- Tiếp nhận 26.383 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 19.926 người; tư vấn và giới thiệu việc làm cho 23.729 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 687 người.

f. Công tác giảm nghèo: Ước 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 2.180 hộ với số tiền 82.272 triệu đồng. Trong đó số hộ nghèo vay 442 hộ với số tiền 17.582 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 1274 hộ với số tiền 45.686 triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 464 hộ với số tiền 19.004 triệu đồng.

B. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019 trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực,các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục tăng trưởng khá: Tổng sản phẩm GRDP tăng trưởng đạt mục tiêu cả năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao so cùng kỳ, lĩnh vực dịch vụ du lịch được quan tâm phát triển, sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn về thời tiết khô hạn và dịch bệnh nhưng vẫn phát triển ổn định; môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch diễn ra sôi động, phong phú. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an toàn thực phẩm được tăng cường, lĩnh vực an sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Chính sách người có công, bảo trợ xã hội, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em được thực hiện thường xuyên, đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định, kịp thời. Công tác chuẩn bị, chăm lo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán 2019 được lãnh đạo tỉnh và địa phương quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn như:

- Xuất khẩu tăng trưởng thấp so cùng kỳ, giải ngân vốn đầu tư công chưa cao; sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Những tháng đầu năm 2019 nắng nóng kéo dài nên ảnh hưởng đến việc gieo trồng, cũng như sinh trưởng của cây trồng vụ Đông xuân; dịch bệnh trên đàn vật nuôi tuy được kiểm soát, nhưng dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhập vào một số địa phương trong tỉnh gây thiệt hại đáng kể; tình trạng ô nhiễm nguồn nước dẫn đến cá chết hàng loạt trên Sông La Ngà vào đầu mùa mưa tiếp tục tái diễn.

- Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm, số người mắc bệnh cao như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi do điều kiện vệ sinh môi trường nói chung và điều kiện về nhà ở, vệ sinh của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn, khu dân cư nghèo, khu nhà trọ của công nhân...còn thấp và tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. 

CỤC THỐNG KÊ ĐỒNG NAI


Liên kết webiste

Thăm dò ý kiến

Đánh giá về trang thông tin điện tử Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai

 

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỤC THỐNG KÊ TỈNH ĐỒNG NAI

Địa chỉ: Đường Đồng khởi, phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (0251)3.822.419; Fax: (0251)3.819.047
Email: ctk@dongnai.gov.vn
Ghi rõ nguồn "thongke.dongnai.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này​



Chung nhan Tin Nhiem Mang