1. Sản xuất công nghiệp
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên cả nước nói
chung và Đồng Nai nói riêng tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn gặp nhiều gặp khó khăn, mức tăng trưởng
sản xuất công nghiệp thấp, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua. Một
số doanh nghiệp thuộc các ngành vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng do dịch bệnh, nhất
là những doanh nghiệp sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt một số ngành có chỉ số tăng
trưởng âm như điện tử, chế biến gỗ, sản xuất kim loại vv… tuy nhiên với sự chỉ
đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ cùng với lãnh đạo, chỉ đạo lãnh đạo tỉnh
Đồng Nai đã tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn như: miễn
giảm tiền thuê đất, giãn thuế, đặc biệt ngành Bảo hiểm cũng đã tích cực hỗ trợ
doanh nghiệp bằng việc tạm dừng việc nộp tiền BHXH cho trên 10 ngàn lao động do
đó tình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích
cực hơn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tìm kiếm hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tuy
nhiên từ cuối tháng 7 đến nay dịch Covid-19 tái xuất hiện trở lại, một số địa
phương đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất kinh doanh nói chung khó khăn trong
sản xuất công nghiệp vẫn còn lớn.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa
bàn tỉnh tháng 8 năm 2020 tăng 2,7% so tháng trước. Trong đó: Khai khoáng tăng 0,89%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,3%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước tăng 8,54%; Cung
cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 1,53%. Trong các ngành
công nghiệp cấp II có một số ngành tăng so tháng trước như: chế biến gỗ và sản
xuất sản phẩm từ gỗ tăng 7,61%; Sản xuất trang phục tăng 6,93%; sản xuất thiết
bị điện tử và sản phẩm quang học tăng 5,85%; sản xuất xe có động cơ tăng 4,79%;
sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 4,57%; sản xuất thuốc, hóa dược và
dược liệu tăng 4,57%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 3,7%; sản xuất thiết bị
điện tăng 3,49%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 3,1%; sản xuất
gường tủ, bàn ghế tăng 3,01%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,72%... nguyên
nhân tăng do nhu cầu tiêu thụ một số mặt hàng tăng và thị trường tiêu thụ sản
phẩm có dấu hiệu tích cực hơn; các doanh nghiệp đã cho công nhân đi làm lại sau
thời gian khó khăn vì dịch bệnh, tái khởi động hợp đồng đã ký do vậy tình hình
sản xuất tăng so tháng trước.
- Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng năm 2020
tăng 5,38% so cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp khai thác mỏ tăng
6,45%; ngành công nghiệp chế biến tăng 5,84%; ngành sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 1,08%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước tăng 8,77%. Trong các ngành công nghiệp cấp II các ngành có sự
tăng, giảm như sau: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,1% do các doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm, sản xuất chế biến thức ăn gia súc nhu cầu tiêu
thụ sản phẩm khá ổn định ít bị ảnh hưởng; Ngành dệt tăng 3,01%, đây là ngành
chịu ảnh hưởng khá nặng của dịch Covid 19, tuy nhiên qua tháng 8 tình hình sản
xuất kinh doanh của ngành này đã khá hơn do có hợp đồng trở lại; Ngành sản xuất
trang phục tăng 3,41% do một số doanh nghiệp đã cho công nhân đi làm lại, ký
được hợp đồng mới; Ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 9,42%
ngành này vẫn giữ được tăng trưởng khá bởi các doanh nghiệp có hợp đồng sản
xuất từ trước, một số nước EU nhập hàng trở lại sau thời kỳ dịch Covid bùng
phát như: Công ty giày da Changshin,
Pousung, Taekwang Vina, Dona Standar có mức tăng 5-10% so cùng kỳ; Ngành sản
xuất thiết bị điện tử và sản phẩm quang học giảm 3,86%. Đây là ngành chịu sự
ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh covid – 19, nhiều hợp đồng sản xuất kinh
doanh phải hủy bỏ, một số doanh nghiệp khác sản xuất cầm chừng, nhiều doanh
nghiệp sản xuất khó khăn do thiếu nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu tiêu dùng
của khách hàng; Ngành sản xuất gường, tủ, bàn ghế giảm 7,83%. Nguyên nhân giảm
mạnh là vì thị trường xuất khẩu sản phẩm ngành này gặp nhiều khó khăn do những
nhà nhập khẩu chủ yếu là Mỹ và các nước Eu, ngừng nhập hàng, sản phẩm sản xuất
ra tiêu thụ chậm, tồn kho cao. Một số doanh nghiệp ngành gỗ đều có mức tăng
trưởng âm như: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Phú Phát (-25%); Công Ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Chiu Yuan (-23%); đặc biệt Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại
Quốc Tế Gia Mỹ (-40%)
Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm
1,08% do lượng khí cấp bị sụt giảm nên nhà máy điện Nhơn Trạch phải vận hành
bằng nhiên liệu dầu DO, mặt khác do sự điều phối của tập đoàn điện lực Việt Nam
nên công suất phát điện giảm do đó chỉ số sản xuất của ngành này 8 tháng giảm
so cùng kỳ.
Nhìn chung tình hình sản
xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh 8 tháng qua chịu ảnh hưởng do dịch bệnh
Covid – 19 nên tăng trưởng thấp; đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh có
chuyển biến tích cực, song sản xuất công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn do
dịch bệnh Covid – 19 ở nhiều quốc gia chưa được khống chế đã ảnh hưởng đến tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn. Trong 8 tháng/2020có 7/27 ngành có mức tăng trưởng âm; cao nhất là ngành sản xuất đồ
gỗ (-7,83%), tiếp đến là điện tử (-3,86%), sản xuất thiết bị điện (2,32%),
20/27 ngành có chỉ số tăng. Trong đó có 10/27 ngành có chỉ số tăng dưới 5%;
10/27 ngành có mức tăng trưởng từ 5% trở lên, như vậy so tháng trước và cùng kỳ
tháng 8 đã có sự chuyển biến tích cực đáng kể về số lượng doanh nghiệp có mức
tăng trưởng khá.
- Chỉ số sản phẩm công
nghiệp ước tháng 8 năm 2020 tăng so với
tháng cùng kỳ năm trước như: Thuốc bảo vệ thực vật 339,2 tấn, tăng 8,84%; cà
phê các loại 38,6 nghìn tấn, tăng 4,52%; sợi các loại 128,9 nghìn tấn, tăng
14,4%; bột ngọt 26,6 nghìn tấn, tăng 20,34%; quần áo các loại 17.070,8 nghìn
cái, tăng 17,32%; giầy dép các loại 28,3 triệu đôi, tăng 15,84%; thuốc lá sợi
2.428 tấn, tăng 10,41%; điện sản xuất 1.153 triệu Kwh, tăng 14,96%; bê tông
trộn sẵn 215,8 nghìn m3, tăng 28,3%; sơn các loại 12,9 nghìn tấn,
tăng 22,21%; đá xây dựng các loại 1.783,9 nghìn m3,tăng 10,72%; thức
ăn gia súc, thủy sản 397,1 nghìn tấn, tăng 9,18%; gường,tủ,bàn ghế 1.305,9
nghìn chiếc, giảm 1,53%.
- Chỉ số sản phẩm công nghiệp 8 tháng đầu năm 2020 các sản phẩm có chỉ số tăng, giảm so cùng kỳ như:
Cà phê các loại (+13,27%); Bột ngọt (+14,06%); Quần áo các loại (+6,48%);Thuốc
lá sợi (+9,26%); Sợi các loại (+2,92%); đá xây dựng (+6,46%); nước uống
(+5,63%); giầy dép các loại (+4,35%). Các sản phẩm giảm như: bao bì các loại
(-1,23%); máy giặt (-28,59%); gường, tủ, bàn ghế (-5,68%); thuốc bảo vệ thực
vật (-6,77%).v.v.
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng
8/2020 tăng 1,48%
so với tháng 7/2020 và tăng 9,13% so với cùng kỳ. Tính chung 8 tháng đầu
năm tăng 7,8% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu
thụ 8 tháng tăng, giảm so cùng kỳ như: Ngành sản xuất thuốc lá (+31,55%);
sản xuất da và các sản phẩm liên quan (+10,47%); Ngành chế biến thực phẩm
(+15,28%); Dệt (+7,37%); sản xuất sản phẩm cao su và plastic (+10,77%); sản xuất trang phục (+6,38);sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại
(+6,22%);sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (+5,52%); sản xuất xe có động cơ (-25,98%); sản xuất sản phẩm điện tử
(-11,6%); sản xuất thiết bị điện
(-1,04%); sản xuất gường, tủ, bàn ghế (-6,67%)…
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
31/8/2020 dự tính tăng 0,81%
so với tháng trước và
giảm 22,04% so cùng kỳ. Một
số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ như: sản xuất sản phẩm
thuốc lá (+6,13%); sản xuất đồ uống (+10,38%); sản xuất sản phẩm từ cao su và
plastic (+1,3%); sản xuất kim loại (+3,61%); sản xuất sản phẩm từ khoáng phi
kim loại khác (+5,53%)…một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: sản xuất máy móc
thiết bị chưa được phân vào đâu (-34,62%); sản xuất chế biến thực phẩm
(-12,43%);sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy (-52,65%); sản xuất thiết bị điện (-57%); sản xuất
gường, tủ, bàn ghế (-22,4%); Dệt (-44,57%)…
- Chỉ
số sử dụng lao động: Tình hình sử dụng lao động trong các doanh
nghiệp có sự biến động đáng kể do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid -19.
Chỉ số lao động trong các doanh nghiệp tháng 8 tăng 0,74% so với tháng 7 và
giảm 4,75% so cùng kỳ năm 2019, trong đó: doanh nghiệp nhà nước giảm 0,6% so
tháng trước và giảm 2,31% so cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài nhà nước tương ứng
giảm 0,1% và giảm 5,53%; doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng 0,85% và giảm
4,73% so cùng kỳ.Số lao động đang làm việc trong các ngành khai khoáng tăng
0,08% so tháng trước và tăng19,56% so cùng kỳ; ngành chế biến, chế tạo tương
ứng tăng 0,75% và giảm 4,93%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng 0,19% so tháng
trước và giảm 0,26%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 0,05%
so tháng trước và giảm 1,73% so cùng kỳ.
Chỉ số sử dụng lao động 8 tháng đầu năm của
doanh nghiệp giảm 2,12% so cùng kỳ. Chia theo loại hình,doanh nghiệp nhà nước
tăng 1,69%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,58%; doanh nghiệp đầu tư nước
ngoài giảm 2,25%. Chia theo ngành kinh tế cấp I: ngành khai khoáng tăng14,71%;
ngành chế biến, chế tạo giảm 2,25%; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng tăng
3,7%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,9% so cùng kỳ.
2. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp và thủy sản
2.1. Nông nghiệp
a. Cây hàng năm:
Tình hình sản xuất cây hàng năm tương đối thuận lợi, cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt, các địa phương thực hiện tốt công tác phòng chống
dịch bệnh, chống hạn, chống ngập úng ở cây trồng, nên giảm thiểu được thiệt hại
của các loại cây trồng, tuy một số cây trồng bị ảnh hưởng nhưng ở mức độ thiệt
hại không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng, việc áp dụng
khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nhân rộng trên địa
bàn, đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất. Công tác chuẩn bị phân bón,
thuốc trừ sâu được chú trọng ngay từ đầu các vụ.
Tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm tính đến ngày 15/8/2020 đạt 138.520,2 ha, giảm 4.507,7 ha (-3,15%) so cùng kỳ, trong đó: cây lúa đạt
54.788 ha, giảm 1.260,6 ha (-2,25%); cây ngô đạt 31.177 ha, giảm 282 ha,
(-0,9%); cây rau các loại 11.262,5 ha, tăng 114,5 ha (+1,03%); đậu các loại đạt
3.197,5 ha, giảm 75,3 ha (-2,3%), nguyên nhân diện tích cây hàng năm giảm là do
diện tích vụ Đông xuân giảm mạnh vì lượng nước trữ ở các hồ thủy lợi không đảm
bảo được nguồn nước tưới tiêu cho các loại cây trồng nên các hộ dân không chủ
động được khâu làm đất, diện tích giảm chủ yếu ở cây lúa, bắp, cây củ có bột,
mía...
- Tình hình gieo cấy vụ Mùa: Đến thời điểm này toàn tỉnh đã gieo
trồng được 38.136 ha, tăng 0,75% (+285 ha) so cùng kỳ, trong đó: lúa đạt 18.453
ha, tăng 0,42% (+78 ha); bắp đạt 10.425 ha, tăng 0,22% (+23 ha); mía đạt 1.127
ha, giảm 0,35% (-4 ha); đậu tương đạt 304 ha, giảm 1,94% (-6 ha); rau các loại
3.988 ha tăng 2,28% (+89 ha); đậu các loại 1.105 ha, tăng 0,27% (+3 ha)… Một số
diện tích vụ Hè thu đã thu hoạch nông dân đang chuẩn bị làm đất chưa tiến hành
gieo cấy trở lại.
- Ước sản lượng: Dự ước sản lượng
thu hoạch cây trồng hàng năm tăng, giảm so cùng kỳ như sau: sản lượng lúa 8
tháng đầu năm đạt 112.388,02 tấn, giảm 1.232,1 tấn (-1,08%); bắp 185.327,4 tấn,
tăng 12.034,47 tấn, (+6,94%); rau các loại 128.173,5 tấn, giảm 78,1 tấn
(-0,06%); đậu các loại 2.895,18 tấn, tăng 0,72 tấn (-0,02%) so với cùng kỳ.
b. Cây lâu năm
Trong tháng 8 năm 2020, tình hình
sản xuất cây lâu năm trên địa bàn diễn biến bình thường, hiện nay đang là mùa
mưa nên người dân chủ động xuống giống một số cây trồng chủ yếu như chuối,
bưởi, cam, sầu riêng và thanh long…., thời điểm này tiêu và cà phê đang ra trái
non và nuôi trái, nên người dân thực hiện chăm sóc, làm cỏ, bón phân, phun
thuốc trừ sâu cho cây trồng.
Tổng diện tích cây lâu năm hiện có
là 169.876,54 ha, giảm 0,14%, (-234 ha) so cùng kỳ. Trong đó diện tích cây ăn
quả đạt 63.717,47 ha, tăng 5,74% (+3.458,7 ha), cây công nghiệp lâu năm là
106.159,1 ha, giảm 3,36% (-3.692,7 ha) so cùng kỳ; Diện tích cây công nghiệp
lâu năm giảm dần là do sản phẩm của nhóm cây này giá tiêu thụ giảm, hơn nữa
hiệu quả thấp như: giá tiêu, điều, cao su, cà phê làm tác động đến diện tích
gieo trồng, sản lượng và giá trị sản xuất, do đó một số hộ chuyển sang trồng
cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn, nhất là các loại cây bưởi, sầu riêng,
mít vì giá tiêu thụ ổn định.
Dự ước sản lượng thu hoạch một số loại cây trồng chính
trong 8 tháng đầu năm 2020 như sau: xoài đạt 68.709,15
tấn, tăng 7,19%; chuối đạt 83.891,62 tấn, tăng 11,28%; thanh long đạt 6.994,49
tấn, tăng 4,49%; dứa (thơm) đạt 576,01 tấn, tăng 1,13%; cam đạt 6.140,81 tấn,
tăng 2,59%; bưởi đạt 36.547,39 tấn, tăng 12,96% so cùng kỳ. Sản lượng tăng là
do hiện nay nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nên hầu hết các hộ
mạnh dạn đầu tư về giống, kỹ thuật chăm sóc cũng như công tác phòng bệnh tốt,
từ đó năng suất cây trồng cũng đạt khá. Đối với cây công nghiệp lâu năm, xu
hướng sản lượng giảm hoặc mức tăng thấp, một phần do diện tích giảm vì chuyển
đổi sang đất dự án, đất sản xuất phi nông nghiệp, một phần giá bán giảm mạnh
trong năm qua, cụ thể điều đạt 41.800,86
tấn, tăng 0,11%, tiêu đạt 30.606,28 tấn, giảm 0,94%; cao su đạt 20.233,26 tấn,
tăng 3,08% so cùng kỳ.
c. Chăn nuôi
Trong tháng 8 năm 2020
tình hình chăn nuôi trên địa bàn cơ bản đã ổn định, các cơ sở chăn nuôi đã tăng
cường tái đàn, phát triển đàn heo, tuy nhiên việc tái đàn chỉ đạt khoảng 80%
tổng đàn so với thời điểm trước Dịch tả heo Châu Phi. Tuy có khuyến khích tăng
đàn nhưng tỉnh cũng kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho các cơ sở chăn nuôi tái đàn khi
đạt điều kiện an toàn dịch bệnh. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, công tác
phòng chống dịch đã được ngành chăn nuôi và các địa phương triển khai có hiệu
quả. Công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ, phúc kiểm động vật được kiểm tra
chặt chẽ tại các chốt, các cơ sở giết mổ. Số
lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tại thời điểm tháng 8/2020 như sau:
|
Đơn vị
tính
|
Chính thức
cùng kỳ
|
Thực hiện
kỳ báo cáo
|
So sánh
cùng kỳ (%)
|
I. Gia súc
|
Con
|
2.120.450
|
2.213.894
|
104,41
|
1. Trâu
|
Con
|
3.563
|
3.594
|
100,87
|
2. Bò
|
Con
|
84.670
|
84.801
|
100,15
|
Tr. đó: Bò sữa
|
Con
|
533
|
523
|
98,12
|
3. Heo (Không tính heo con
chưa tách mẹ)
|
Con
|
2.031.684
|
2.124.976
|
104,59
|
II. Gia cầm
|
1000 con
|
27.298,70
|
28.637,34
|
104,90
|
Trong đó: Gà
|
1000 con
|
25.900,45
|
26.968,33
|
104,12
|
- Số lượng đàn: Tổng đàn gia súc
hiện có là 2.213.894
con, tăng 93.444 con (+4,41%) so cùng kỳ. Trong đó trâu đạt 3.594 con tăng
0,87%, bò đạt 84.801 con tăng 0,15%; heo đạt 2.124.9767 con (không tính heo con chưa tách mẹ), tăng
4,59% tương đương tăng 93.292 con. Nguyên nhân tổng đàn heo hiện nay tăng là
hầu hết các đơn vị chăn nuôi có qui mô lớn có đủ điều kiện an toàn đảm bảo công
tác tái đàn, đảm bảo con giống cho các hộ có nhu cầu mua đặc biệt Công ty Chăn
nuôi CP Việt Nam, Công ty JapFa Việt Nam, Công ty Cj ViNa AgriBD, thuê lại các
chuồng trại để trống trước đây để tiếp tục mở rộng qui mô chăn nuôi. Nhằm
khuyến khích tăng đàn, Lãnh đạo tỉnh cũng đã chỉ đạo các nguồn hỗ trợ từ ngân
hàng với lãi suất ưu đãi cho người chăn nuôi tái đầu tư, tháo gỡ khó khăn về
quỹ đất chăn nuôi, xây dựng các chuỗi sản phẩm chăn nuôi an toàn... góp phần
đảm bảo sự tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp.
Tổng đàn gia cầm hiện
có là 28.637,34 ngàn con, tăng 4,9% so cùng kỳ, trong đó gà đạt 26.968,33 ngàn
con, tăng 4,12% và chiếm 94,17% tổng đàn gia cầm. Nguyên nhân đàn gia cầm tăng
là do sau dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ của các mặt hàng trứng, thịt gia
cầm dần khôi phục, giá các sản phẩm gia cầm đang tăng trở lại, mặt khác sau
giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19, nhiều trại chăn nuôi chuyển hướng chăn
nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại lớn, hiện đại theo chuỗi liên kết để phát
triển bền vững do vậy tổng đàn gia cầm có xu hướng tăng.
- Sản lượng sản phẩm: Dự ước sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm
toàn tỉnh trong tháng 8/2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Sản lượng thịt trâu
dự ước 20,34 tấn, tăng
5,12%; thịt bò dự ước 434,24 tấn, tăng 7,59%; thịt heo 32.777,57 tấn, tăng 4,53%; thịt gia cầm 24.894,69 tấn, tăng
16,33%; sản lượng trứng gia cầm đạt 91.796,2 ngàn quả, tăng 23,28% so cùng kỳ.
Lũy kế 8 tháng sản lượng thịt trâu ước đạt
154,32 tấn, tăng 4,92%; thịt bò 2.869,27 tấn, tăng 3,22%; thịt heo 269.750,67
tấn, tăng 3,13%; thịt gia cầm đạt 120.470 tấn, tăng 13,04%; sản lượng trứng gia
cầm đạt 794.422,97 ngàn quả, tăng 10,39% so với cùng kỳ.
2.2. Lâm nghiệp
- Công tác trồng và chăm sóc,
nuôi dưỡng rừng: Trong tháng 8/2020 lượng mưa tương
đối nhiều nên các hộ nhận khoán rừng, các đơn vị lâm nghiệp đẩy nhanh tiến độ
triển khai trồng mới diện tích rừng đã thu hoạch để đảm bảo kế hoạch trồng rừng
năm 2020. Ước diện tích rừng trồng mới trong tháng 8 đạt 725,4 ha, tăng 17,38%,
lũy kế 8 tháng diện tích trồng mới đạt 3.364,97 ha, tăng 4,32% so cùng kỳ.
Trong tháng, các đơn vị cá nhân tiến hành trồng phân tán để góp phần tăng cường
cây xanh tại những nơi đất trống, số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt
112,54 ngàn cây, giảm 4,95% so cùng kỳ.
- Khai thác gỗ và lâm sản: Trong tháng 8 các đơn vị lâm nghiệp tiếp tục khai thác rừng: Sản
lượng gỗ khai thác dự ước đạt 32.145 m3, tăng 12,75%; lũy kế 8 tháng
đạt 187.670 m3, tăng 7% so cùng kỳ. Sản lượng củi khai thác dự ước
tháng 8 đạt 152,4 ste, tăng 10,12%; lũy kế 8 tháng đạt 1.484,87 ste, tăng 2,53%
so cùng kỳ.
- Công tác
PCCCR và quản lý bảo vệ rừng:
Chi cục Kiểm Lâm thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách
ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng và khai thác rừng trái phép; Phối hợp với
chính quyền địa phương, cơ quan công an, tăng cường công tác tuần tra, kiểm
soát nên đã ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát
triển rừng. Qua kiểm tra trong tháng 8 lực lượng Kiểm lâm đã phát hiện và tiếp
nhận 8 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (giảm 6 vụ so với tháng trước, giảm 07 vụ so
với cùng kỳ), gồm: 02 vụ phá rừng trái phép (với 0,103 ha rừng phòng hộ); 03 vụ
khai thác rừng trái phép; 02 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật; 01 vụ vi
phạm quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã. Lực lượng Kiểm lâm đã xử lý
8 vụ, thu nộp ngân sách 89 triệu đồng.
2.3. Thủy sản
Tình hình sản xuất thủy sản trong tháng trên địa bàn tỉnh vẫn duy
trì ở mức ổn định, hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn được người dân quan tâm,
từng bước được cải thiện về phương thức nuôi trồng, công tác phòng chống dịch
bệnh tốt, nhất là kiểm soát được nguồn thức ăn, con giống. Các hộ nuôi trồng
thủy sản chủ động cải thiện đầu tư ao, hồ, con giống vật nuôi, thay đổi cách
nuôi nhằm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế đặc biệt là các loại thủy sản
có giá bán ổn định và thị trường tiêu thụ tốt như tôm sú, cá chép, cá mè...
Dự ước tổng sản lượng thủy sản tháng 8/2020 đạt 5.504,3 tấn, tăng
6,27% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng sản lượng thủy sản đạt 44.178,87 tấn, tăng
4,44% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng cá đạt 38.739,49 tấn, tăng 4,82%; tôm
đạt 4.535,16 tấn, tăng 2,03%; thuỷ sản khác đạt 894,05 tấn, tăng 0,74% so với
cùng kỳ. Sản lượng thuỷ sản tăng cao là do thị trường tiêu thụ xã hội khá ổn
định, tâm lý người tiêu dùng hiện nay sử dụng thực phẩm thủy sản khá phổ biến,
mặt khác việc nuôi trồng thủy sản từng bước được người dân chuyển hướng nuôi
theo quy trình an toàn, xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng VietGAP,
hình thức nuôi trồng thủy
sản trên diện tích mặt nước theo hướng chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh, bán thâm
canh đối với một số loại thủy sản có chất lượng và giá bán ổn định trên thị
trường.
- Sản lượng khai thác trong tháng 8 ước đạt 473,48 tấn, giảm
20,26%, luỹ kế 8 tháng đạt 5.131,28 tấn, giảm 5,37% so với cùng kỳ. Trong đó:
cá đạt 4.472,96 tấn, giảm 6,1%; tôm đạt 316,22 tấn, giảm 0,12%; thủy sản khác
đạt 342,09 tấn, giảm 0,02% so với cùng kỳ. Nguyên nhân sản lượng khai thác giảm
là do việc đánh bắt thủy sản tự nhiên cạn kiệt dần, thu nhập không ổn định, một
số hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác đánh bắt thủy sản dọc Sông Đồng Nai,
sông La Ngà đã chuyển đổi ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.
- Sản lượng nuôi trồng trong tháng 8 ước đạt 5.030,65 tấn, tăng
9,71%, luỹ kế 8 tháng đạt 39.037,42 tấn, tăng 5,88% so với cùng kỳ. Trong đó:
cá đạt 34.266,53 tấn, tăng 6,43%; tôm đạt 4.218,94 tấn, tăng 2,2%; thủy sản
khác đạt 551,95 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy sản nuôi trồng
tăng khá so với cùng kỳ do người dân đã quan tâm chú trọng đến đầu tư về khoa
học kỹ thuật trong việc nuôi trồng, chăm sóc con giống, vật nuôi, tăng cường
phòng chống dịch nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh và xử lý kịp thời khi phát
sinh dịch, tận dụng các nguồn nước phù hợp với các loại thủy sản, mở rộng diện
tích ao hồ, bể bồn và lồng bè, tăng sản lượng nuôi trồng.
3. Thương mại, giá cả, xuất nhập khẩu, vận tải và du lịch
Tháng 8 tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế không thuận lợi. Dịch Covid-19 bùng phát trở lại làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất
kinh doanh trên địa bàn, trong đó ngành thương mại dịch vụ chịu ảnh hưởng nhiều
nhất, sức mua trên thị trường giảm, đặc biệt một số ngành dịch vụ như: làm đẹp,
massger, karaoke, vũ trường, quán bar…tạm dừng hoạt động để phòng chống dịch;
Nhiều tour du lịch bị hủy bỏ do tâm lý người dân lo lắng vì dịch bệnh; Hoạt
động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa tháng 8/2020 giảm nhiều do học
sinh các cấp nghỉ học kéo dài, người dân cũng hạn chế đi lại. Tình hình thương
mại, vận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống và các ngành dịch vụ khác tháng 8 và 8
tháng năm 2020 như sau:
a. Thương mại
* Tháng 8 năm 2020 tổng mức
bán lẻ hàng hoá và dịch vụ ước
đạt 14.997,9 tỷ đồng, giảm 4,64% so tháng trước và tăng 6,09% so cùng tháng năm
trước. Trong đó: Kinh tế Nhà nước ước đạt 894,57 tỷ đồng, giảm 5,79% so tháng
trước và giảm 9,56% so cùng tháng năm trước; Kinh tế ngoài nhà nước ước đạt
13.765,1 tỷ đồng, giảm 4,54% so tháng trước và tăng 7,64% so cùng kỳ; Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 338,26 tỷ đồng, giảm 5,5% so tháng trước và
giảm 5,81% so cùng tháng năm trước. Tình hình cụ thể ở các ngành hoạt động như
sau:
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng
8/2020, ước đạt 11.794,74 tỷ
đồng, giảm 3,06% so tháng trước và tăng 11,52% so cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh
ngành thương mại trên địa bàn tỉnh trong tháng 8/2020 có xu hướng giảm do chịu
ảnh hưởng của dịch covid-19 bùng phát trở lại. Thực hiện theo công văn số
9026/UBND-KGVX ngày 3/8/2020 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc tiếp tục thực hiện
các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh quy định các nhà hàng, cơ sở
kinh doanh ăn uống giảm công suất phục vụ, các đơn vị vận tải tạm dừng các hoạt
động vận chuyển khách liên tỉnh… Bên cạnh đó do tâm lý e ngại của người dân hạn
chế đến nơi đông người đã tác động tới sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường
làm cho tổng mức bán lẻ trong tháng 8 giảm so với tháng trước. Cụ thể ở một số
nhóm ngành tăng, giảm so tháng trước như: Nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 2.858,47 tỷ đồng (-5,77%); May mặc
(-3,13%); Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (-2,35%); Nhóm vật phẩm văn hóa giáo dục (-3,37%);
Gỗ và vật liệu xây dựng (-2,55%); Ô tô con dưới 9 chỗ ngồi (-1,49%); Xăng, dầu
các loại (-1,28%); Vàng, bạc, đá quý, kim loại quý (-0,17%)…
Doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tháng 8/2020 ước đạt 1.267,79 tỷ đồng, giảm 6,76%
so với tháng trước, gảm 6,51% so với tháng cùng kỳ năm trước. Thực hiện văn bản
số 9026/UBND-KGVX ngày 3/8/2020 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai về việc tiếp
tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nên người dân hạn chế
đi ra ngoài, nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống giảm công
suất phục vụ và lữ hành tạm ngưng hoạt động đến hết ngày 31/8/2020 đã ảnh hưởng
nhiều đến doanh thu trong tháng 8 của các ngành này. Cụ thể:
+ Doanh thu dịch vụ lưu
trú ước đạt 18,66 tỷ đồng, giảm 11,4% so với tháng trước, giảm 30,91% so với
tháng cùng kỳ năm trước; Lượt khách phục vụ: 193.514 lượt khách giảm 2,08% so
với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 30,44%; Ngày khách phục
vụ: 118.952 ngày giảm 1,77% so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm
trước giảm 42,57%.
+ Dịch vụ ăn uống ước đạt 1.246,19 tỷ đồng, giảm
6,64% so với tháng trước, giảm 5,65% so với tháng cùng kỳ.
+ Dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch
ước đạt 2,94 tỷ đồng, giảm 20,88% so với tháng trước, giảm 64,48% so với tháng
cùng kỳ năm trước. Lượt khách du lịch theo tour 3.260 lượt giảm 21,73% so với
tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm trước giảm 76,74%; Ngày khách du lịch
theo tour 8.148 ngày gảm 18,36% so với tháng trước và so với tháng cùng kỳ năm
trước giảm 73,03%.
Doanh thu hoạt động dịch vụ tháng 8/2020 ước đạt 1.935,41 tỷ đồng, giảm
12,09% so tháng trước và giảm 12,2% so tháng cùng kỳ. Nhiều doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh dịch vụ làm đẹp, Spa, mát
xa, hớt tóc, phòng tập Gym, Yoga, tiệm nét, rạp chiếu phim, điểm du lịch, chợ
đêm… tạm ngưng hoạt động đến hết ngày 31/8/2020 đã ảnh hưởng nhiều đến doanh
thu trong tháng 8 của các ngành này.
* Dự ước
tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 8 tháng/2020 đạt 120.731 tỷ đồng, tăng 4,78% so cùng kỳ.
Trong đó:
Tổng mức bán lẻ hàng hoá 8 tháng năm 2020, ước đạt 95.167,45 tỷ đồng, tăng 9,37% so với
cùng kỳ. Mặc dù ảnh hưởng của dịch covid-19 lượng người
dân mua sắm hàng hóa giảm do một phần đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn
vì phải nghỉ việc không lương hoặc phải tạm ngưng kinh doanh một số ngành dịch
vụ và người dân chi tiêu tiết kiệm hơn. Tuy vậy một số các mặt hàng thiết yếu
sức mua trên thị trường vẫn tăng cao; Bên cạnh đó việc mua hàng online ngày
càng phổ biến và phát triển rộng rãi đã giúp người dân mua hàng không cần phải
đến nơi công cộng trong thời điểm dịch bệnh tái bùng phát. Nên ước Tổng mức bán
lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2020 vẫn tăng khá so cùng kỳ. Một số nhóm có tăng
trưởng cao so cùng kỳ là: Lương thực, thực phẩm tăng 11,88%; hàng may mặc tăng
5,44%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,27%; Gỗ và vật liệu xây
dựng tăng 8,78%; Ô tô con dưới 9 chỗ ngồi tăng 13,11%; Phương tiện đi lại tăng
10,58%; Xăng dầu các loại tăng 6,57%...
Doanh thu lưu trú, ăn
uống, du lịch lữ hành 8 tháng năm 2020, ước đạt 9.742 tỷ đồng, giảm 6,51% so
với cùng kỳ năm trước. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị kinh doanh ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ
hành đã phải tạm ngưng hoạt động nên không có doanh thu. Bên cạnh đó, việc áp dụng “Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019, Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt” đã ảnh
hưởng không nhỏ tới doanh thu của các đơn vị kinh doanh ăn uống dẫn tới doanh thu ngành lưu trú, ăn uống,
du lịch lữ hành giảm. Cụ thể:
Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 146,41 tỷ đồng, giảm 32,24% so
với cùng kỳ; Lượt khách phục vụ: 1.452.514 lượt khách, so với cùng kỳ giảm
34,77%; Ngày khách phục vụ: 964.554 ngày, so với cùng kỳ giảm 41,75%.
Dịch vụ
ăn uống ước đạt 9.566,78 tỷ đồng, giảm 9,52% so với cùng kỳ.
Dịch vụ lữ hành và hoạt động
hỗ trợ du lịch ước đạt 29,82 tỷ đồng, giảm 55,29% so cùng kỳ; Lượt khách du
lịch theo tour 41.289 lượt, so cùng kỳ giảm 62,8%; Ngày khách du lịch theo tour
92.739 ngày, so với cùng kỳ giảm 61,42%.
Doanh thu dịch vụ khác dự ước 8 tháng đạt 15.821,54 tỷ đồng, giảm 8,79% so cùng kỳ. Ngành giáo dục từ đầu năm đến nay nhiều
trung tâm và Trường học đóng cửa, học sinh nghỉ học dài hạn dẫn đến doanh thu
ngành giáo dục giảm mạnh; Ngành vui chơi, giải trí do tâm lý e ngại tới những
nơi đông người trong thời gian dịch bệnh nên doanh thu giảm. Nhiều cơ sở kinh
doanh do không có doanh thu phải phá sản, chuyển nhượng kinh doanh. Một số đơn
vị khác hoạt động cầm chừng nhưng doanh thu không cao. Cụ thể: Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản giảm
14,17%; Doanh thu dịch vụ hành
chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 1,55%; Dịch vụ giáo dục và đào tạo giảm 16,31%; Dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng
12,43%; Dịch vụ nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 13,82%; Doanh thu dich vụ sữa chữa máy vi tính,
đồ dùng cá nhân và gia đình giảm 13,84%; Doanh thu dich vụ khác giảm 8,31% so
cùng kỳ.
b. Giá cả thị trường
Tháng 8 dịch Covid – 19 bùng phát trở lại làm
cho nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của người dân cũng bị ảnh hưởng. Chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tháng 8 năm 2020 giảm 0,06% so tháng
trước, tăng 3,68% so cùng tháng năm trước và tăng 0,88% so tháng 12/2019. CPI
bình quân 8 tháng đầu năm 2020 tăng 3,94% so cùng kỳ.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, so với
tháng trước có 6 nhóm tăng, 1 nhóm bằng và 4 nhóm giảm; so tháng 12 năm trước
thì có 6 nhóm tăng và 5 nhóm giảm; so bình quân cùng kỳ thì có 9 nhóm tăng và 3
nhóm giảm.
Tình hình giá cả các loại hàng hóa tăng, giảm như sau:
-
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Chỉ số giá nhóm này so tháng trước tăng 0,15%;
tăng 12,85% so cùng tháng năm trước; tăng
7,59% so tháng 12 năm trước và tăng 11,29% so bình quân cùng kỳ. Trong đó:
Nhóm hàng lương thực so tháng trước tăng
0,7%; so cùng tháng năm trước tăng 5,56% và bình quân cùng kỳ tăng 3,81%. Do thời tiết vào mùa mưa nên chi phí phơi, sấy và bảo quản lương
thực tăng, bên cạnh đó một số mặt hàng gạo từ Camphuchia nhập về giá cũng tăng
hơn làm cho giá gạo trong tháng 8 tăng hơn so với tháng 7 như gạo tẻ thường
tăng 0,84%, gạo tẻ ngon tăng 0,37%. Các mặt hàng bột mì, ngũ cốc tăng bình quân
1,62%...
Nhóm hàng thực phẩm
tăng 0,08% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 15,18%; so tháng 12 năm
trước tăng 6,93% và so bình quân cùng kỳ tăng 13,44%. Trong tháng nhiều mặt hàng thực phẩm có xu hướng giảm giá, như mặt hàng thịt
heo giảm do nguồn cung trên thị trường dần ổn định, bên cạnh đó tiếp tục thực
hiện chủ trương của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 nên các quán ăn, nhà
hàng giảm khách làm cho nhu cầu về thực phẩm không cao; giá các mặt hàng thực
phẩm ít biến động.
Thời tiết đang là mùa mưa nên nhiều loại rau, củ phát triển tốt
nhưng cũng có loại bị hư hại nhiều do bị úng nước, dập nát… làm cho giá rau,
củ, quả trong tháng bình quân tăng 0,62%. Các mặt hàng trái cây giá cũng tăng,
giảm tùy theo từng loại. Giá các mặt hàng thực phẩm khác như bánh kẹo, đường
sữa tương đối ổn định.
Nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,11% do nhóm đồ ăn nhanh mang đi
tăng 0,95% nguyên nhân là do nhiều cửa hàng chỉ bán mang đi và giao hàng tại
nhà nên chi phí tăng lên làm cho giá tăng.
- Nhóm may mặc, mũ
nón, giày dép: Chỉ số giá tháng này so với tháng
trước giảm 0,12%; so tháng 12 năm trước giảm 1,05% và so bình quân cùng kỳ tăng
1,05%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh và học sinh cũng chưa vào năm học mới nên nhu
cầu mua sắm quần, áo không cao. Bên cạnh đó để thu hút khách hàng nhiều cửa
hàng thời trang đã thực hiện các chương trình giảm giá làm cho giá các mặt hàng
vải và quần áo giảm.
- Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 0,74%
so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,52%, so tháng 12 năm trước giảm
1,9% và so bình quân cùng kỳ tăng 1,68%. Trong tháng giá điện và dịch vụ điện sinh hoạt giảm 3,57%; giá nước và dịch vụ
nước sinh hoạt giảm 0,5%. Nguyên nhân là do giá điện tháng 8 được tính trong
tháng 7 mà tháng 7 thời tiết vào mùa mưa nên mát mẻ hơn nhu cầu sử dụng điện
không cao do đó giá giảm hơn tháng trước; Các mặt hàng gas và chất đốt khác
tăng bình quân 0,67%.
- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình: Chỉ số giá nhóm này tăng 0,3% so tháng trước, tăng 0,76% so cùng tháng năm trước và
tăng 0,46% bình quân cùng kỳ. Trong tháng giá một số mặt hàng đồ dùng trong nhà
tăng nhẹ. Như đèn điện thắp sáng tăng 0,36%; các mặt hàng sành, sứ tăng
0,26%...
- Nhóm giao thông: Chỉ số giá nhóm này
tăng 0,09% so tháng trước; so cùng tháng năm trước giảm 14,81%; so tháng 12 năm
trước giảm 14,46% và bình
quân cùng kỳ giảm 11,43%.
- Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch: Chỉ số giá nhóm này giảm
0,05% so tháng trước; giảm 0,09% so cùng tháng năm trước; giảm 0,8% so tháng 12
năm trước; bình quân cùng kỳ giảm 0,29%.
- Các nhóm còn lại có chỉ số giá ổn định, tăng
giảm không nhiều.
* Giá vàng: Giá vàng trong tháng tiếp tục
biến động mạnh, giá vàng tăng 4,37% so tháng trước; so cùng tháng năm trước
tăng 27,81%; so tháng 12 năm trước tăng 27,75% và bình quân cùng kỳ tăng
25,51%.
* Giá Đô la Mỹ: Chỉ số giá Đô la Mỹ
tháng này giảm 0,1% so tháng trước; so cùng tháng năm trước tăng 0,78%; so
tháng 12 năm trước tăng 0,88% và so bình quân cùng kỳ tăng 0,62%.
Công tác quản lý thị trường: Trong tháng 8 Chi cục Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 130 vụ. Phát hiện
sai phạm 94 vụ. Tổng số vụ xử lý 106 vụ, với
số tiền thu nộp ngân sách là 519 triệu đồng.
c. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu những tháng gần
đây có phần khởi sắc hơn do thị trường xuất khẩu có dấu hiệu tích cực hơn. Tuy
nhiên đến đầu tháng 8 dịch bệnh Covid – 19 bùng phát trở lại ở nước ta; diễn biến của đại dịch Covid-19 còn phức tạp,
kéo dài và lan rộng hầu hết các quốc gia trên thế giới, hầu hết các nước như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU...
đều thực hiện các biện pháp giãn cách, cách ly, phong tỏa dẫn tới các
nhà máy có giao thương với doanh nghiệp tại Việt Nam đều ngừng hoạt động và
đóng cửa dẫn đến các hoạt động liên quan tới các cơ quan, tổ chức ở nước ngoài đều
ngưng và đình trệ. Do đó kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa
bàn có nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu với các quốc gia và vùng lãnh thổ này đều
giảm mạnh. Đặc biệt là các ngành may mặc, giày da, gỗ,...dẫn đến số thu thuế
xuất nhập khẩu năm 2020 giảm mạnh so cùng kỳ. Tình hình
xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng đầu năm 2020 như sau:
- Ước kim
ngạch xuất khẩu 8 tháng/2020 đạt 11.864,94 triệu USD, giảm 6,68% so cùng kỳ, trong đó:
Kinh tế nhà nước đạt 321,05 triệu USD, giảm 9,4%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 2.373,77 triệu USD, giảm 7,17%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 9.170,13 triệu USD, giảm 6,45% so cùng kỳ.
Một số ngành hàng xuất khẩu
8 tháng năm 2020 tăng, giảm so cùng kỳ như sau: Hạt điều ước đạt 174,36 triệu USD (-15%); Cà phê ước
đạt 315,69 triệu USD (+15,07%); Hạt tiêu
ước đạt 27,42 triệu USD (+6,94%); Cao su ước
đạt 36,68 triệu USD (-6,23%); Sản phẩm gỗ
đạt 986,35 triệu USD (+5,06%); Hàng dệt
may đạt 1.127,95 triệu USD (-15,68%); Giày dép
các loại ước đạt 2.650,78 triệu USD (+3,84%); Máy vi tính, sản phẩm điện tử đạt 488,89 triệu USD (+23,28%); Máy móc
thiết bị ước đạt 1.152,86 triệu USD (+4,88%); Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 539,12 triệu USD (-13,23%); Xơ, sợi dệt
đạt 697,5 triệu USD (-27,69%); Sản phẩm từ
chất dẻo ước đạt 223,59 triệu USD (-5,94%); Sản phẩm sắt thép đạt 352,2 triệu USD (-26,89%) so cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu ở các
thị trường chủ lực truyền thống 8 tháng/2020 như: Hoa Kỳ: ước đạt 3.355,95 triệu USD,
giảm 4,61% so cùng kỳ và
chiếm 30,4% kim ngạch
xuất khẩu; Nhật Bản: 1.388,57 triệu USD, tăng 1,6% và chiếm 12,6%; Trung Quốc: 1.299,56 triệu USD, giảm 4,17% và chiếm 11,8%; Hàn Quốc: 688,3 triệu USD, tăng 0,85% và chiếm 6,2%; Đức: 354,12 triệu USD,
tăng 3,85%, chiếm 3,2%; Đài Loan: 227,6 triệu USD, tăng 8,07%, chiếm 2,1%… Các thị
trường khác cũng có kim ngạch xuất khẩu khá cao như Hong Kong, Bỉ, Úc, Thái
Lan.
- Ước kim ngạch nhập khẩu 8 tháng/2020 đạt 9.255,36 triệu USD, giảm 11,75% so cùng kỳ.
Nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2020 giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu của
các doanh nghiệp, nhất là đối với các mặt hàng xơ, sợi dệt các loại; nguyên phụ
liệu dệt, may, da, giày nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Cụ thể, một
số mặt hàng biến động so cùng kỳ như sau: Thức ăn gia súc và nguyên liệu ước
đạt 326,37 triệu USD (+10,64%); Chất dẻo
nguyên liệu ước đạt 763,87 triệu USD (-22,16%); Vải các loại 492,61 triệu USD (-20,04%); Nguyên phụ
liệu dệt, may ước đạt 475,65 triệu USD (-14,46%); Bông ước đạt 399,47 triệu USD (-14,12%); Sắt thép
các loại ước đạt 578,75 triệu USD (-28,07%); Máy móc thiết bị ước đạt 1.004,45 triệu USD (-16,29%)…
Thị trường nhập khẩu chủ
lực trong 8 tháng/2020 là: Trung
Quốc: ước đạt 2.026,7 triệu USD, chiếm 22,8% và giảm 5,3%; Hàn Quốc: ước đạt 1.329,8 triệu USD, chiếm 15%, giảm 20,8%; Đài Loan ước đạt 975,15 triệu USD, chiếm 11%, giảm 15,36%; Nhật Bản ước đạt 782,65 triệu USD, chiếm 8,8%, giảm 22,8%; Hoa kỳ ước đạt 790,5 triệu USD, chiếm 8,9%, giảm 22,31% so cùng kỳ. Các thị
trường khác có kim ngạch nhập khẩu khá cao như: Thái Lan, Brazil, Indonesia…
chiếm tỷ trọng từ 1,9% đến 6,1% tổng kim ngạch nhập khẩu.
d. Giao thông vận tải
Vận tải, kho bãi ước tháng 08/2020: Doanh thu vận tải
kho bãi ước đạt 1.389,3 tỷ đồng, giảm 1,58% so tháng trước, giảm
6,17% so cùng kỳ năm trước. Tình hình vận chuyển hành khách, hàng hóa tháng
8/2020 giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước cả về doanh thu và
sản lượng. Cụ thể:
+ Doanh
thu vận tải hành khách ước đạt 168,7 tỷ đồng, giảm 4,37% so tháng trước và giảm
13,09% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng vận chuyển ước đạt 5.253 nghìnHK,
giảm 3,63% so với tháng trước và giảm 11,29% so với cùng kỳ; khối lượng luân
chuyển ước đạt 219.592 nghìnHK.km, giảm 3,38% so với tháng trước và giảm 12% so
với cùng kỳ. Nguyên nhân là do học sinh
đang nghỉ hè và đang thực hiện
các biện pháp chống dịch covid-19 nên các dịch vụ vui chơi giải trí và du lịch
tạm ngưng vì vậy doanh thu và sản lượng vận chuyển hành khách giảm so với tháng
trước và so với cùng kỳ năm trước.
+ Doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 764,1 tỷ
đồng, giảm 1,31% so tháng trước và giảm 7,86% so cùng kỳ năm trước; khối lượng
vận chuyển ước đạt 4.640 nghìnTấn giảm 1,97% so với tháng trước và giảm 7,47%
so với cùng kỳ; khối lượng luân chuyển ước đạt 344.389 nghìnTấn.km giảm 1,73% so với tháng trước và giảm 6,55% so với
cùng kỳ. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch covid-19 nên tình hình sản xuất
kinh doanh, cũng như xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tháng 8/2020 lại giảm so
với tháng trước và so với cùng kỳ nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng giảm.
+ Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận
tải ước đạt 445,6 tỷ đồng, giảm 1,06% so với tháng trước và giảm 0,14% so với cùng kỳ năm trước.
Hoạt động vận tải, kho bãi 8
tháng đầu năm 2020
Dự ước doanh thu đạt 11.080,99 tỷ đồng, giảm 5,25% so cùng kỳ. Nguyên nhân, do ảnh hưởng của dịch Covid-19,
nên một số đơn vị của ngành vận tải hành khách và hàng hóa tạm ngưng hoạt động
làm cho doanh thu và sản lượng của 8 tháng đầu năm 2020 giảm so cùng kỳ.
Vận tải hành khách ước đạt 1.1.342,3 tỷ đồng,
giảm 12,86%; Sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 38.898 nghìn HK, giảm
13,98% và luân chuyển ước đạt 1.708.962 nghìn HK.Km, giảm 16,65% so cùng kỳ. Trong đó: Đường bộ đạt 38.142 ngàn hành khách vận chuyển, giảm 14,05% và 1.708.518 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm
16,66%; đường sông đạt 756 ngàn hành khách vận
chuyển, giảm 9,81% và 443 ngàn hành khách.km luân chuyển, giảm 11,07%.
Vận tải hàng hóa ước doanh thu 8 tháng/2020
ước đạt 6.212,43 tỷ đồng, giảm 4,28% so cùng kỳ. Ước sản
lượng vận tải hàng hóa ước đạt 38.788 nghìn tấn vận chuyển và 2.837.761 nghìn
tấn - km luân chuyển, so cùng kỳ giảm 5,74% về vận chuyển và 5,85% về luân
chuyển. Trong đó: Đường bộ đạt 37.822 ngàn tấn vận chuyển, giảm 5,78% và 2.673.982
ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 5,94%; đường sông đạt 966 ngàn tấn vận chuyển,
giảm 4,53% và 163.779 ngàn tấn.km luân chuyển, giảm 4,23%.
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận
tải 8 tháng/2020 ước đạt 3.526,27 tỷ đồng, giảm 3,77% so cùng kỳ.
4. Vốn đầu tư thực hiện
Dự ước thực hiện vốn đầu tư thực hiện bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 8 năm 2020 thực hiện 589,27
tỷ đồng, tăng 4,4% so tháng trước, ước 8 tháng3.056,31 tỷ đồng và bằng 77,03%
so cùng kỳ đạt 38,82% so kế hoạch. Sau đây là tình hình thực hiện vốn đầu tư
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp
tỉnh:
Ước tháng 8 năm 2020 thực hiện 413,75 tỷ đồng, tăng 3,8% so với
tháng 7/2020 và bằng80,06% so cùng kỳ,
đạt 41,49% so kế hoạch năm 2020
Tình hình thực hiện công trình
trọng điểm: Trong tháng 8/2020 các dự án trọng
điểm đi vào đầu tư gồm: Dự án mở rộng, tu bổ tôn tạo di tích đền thờ Nguyễn Hữu
Cảnh: Vốn kế hoạch năm 2020 là 57
tỷ đồng. Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 8/2020 là 1,5 tỷ đồng, lũy kế
8 tháng 10,5 tỷ đồng; Dự án đường kết nối vào cảng Phước
An (đoạn từ đường 319 đến nút giao cắt với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành),
vốn kế hoạch 2020 được ghi:
49,57 tỷ đồng. Nhà thầu đã thi công xong, hiện đang lập thủ tục nghiệm thu công
trình đưa vào sử dụng; dự án cải
tạo nâng cấp đường ĐT,768 đoạn từ cầu Vượt Thủ Biên đến giao với đường ĐT,767,
thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, vốn kế hoạch 2020 được ghi vốn: 70 tỷ đồng.
Dự ước khối lượng thực hiện trong tháng 8/2020 là 210 triệu đồng.
*Bên cạnh đó một số
các công trình đang đầu tư như: Dự án nâng cấp đường ĐT763 đoạn từ Km0+000 đến
Km29+500 với tổng vốn kế hoạch năm 2020 là 70 tỷ đồng, dự ước tháng 8/2020 thực
hiện 1,7 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng 2020 là 53 tỷ đồng; Dự án kè gia cố bờ sông
Đồng Nai đoạn từ khu dân cư dọc sông rạch cát phường Thống nhất đến nhà máy xử
lý nước thải số 2 phường Tam Hiệp thành phố Biên Hòa giai đoạn 1 từ vốn ODA. Vốn
kế hoạch năm 2020 là 112 tỷ đồng.dự ước tháng 8/2020 thực hiện 11 tỷ đồng. Lũy
kế 8 tháng năm 2020 là 41 tỷ đồng; Dự án xây dựng mới cơ sở điều trị nghiện ma
túy tỉnh Đồng Nai vốn kế hoạch năm 2020 là 93,8 tỷ đồng. Dự ước thực hiện 7,8
tỷ đồng, lũy kế 8 tháng 22,49 tỷ đồng.
* Đặc biệt dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành đây là công
trình trọng điểm quốc gia, dự án thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ, trung
ương quản lý nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến nay công tác bồi thường, hỗ trợ
tái định cư được UBND tỉnh tập trung quyết liệt chỉ đạo đến tháng 7/2020 dự án
đã giải ngân được 831,5 tỷ đồng dự kiến đến cuối tháng 9/2020 giải ngân trên
2.331 tỷ đồng.
Trong đó: đã bàn giao 100% diện tích đất cho ban quản lý dự án để
triển khai xây dựng hạ tầng khu tái định cư. Đối với diện tích hộ gia đình UBND
huyện Long Thành đã chi trả bồi thường hỗ trợ cho 226 hộ dân tương đương 395,2
tỷ đồng, hiện còn 43 hộ chưa giải ngân ước tính khoảng 44 tỷ đồng. Công tác xây
dựng tái định cư của 4 dự án hiện đang triển khai khởi công 5 gói thầu thuộc dự
án hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn, các hạng mục khác đồng
hành cùng triển khai. Bên cạnh đó công tác đào tạo nghề cho dân cư vùng thu hồi
đang được khẩn trương triển khai, đặc biệt việc triển khai nguồn nhân lực chất
lượng cao cung ứng cho cảng hàng không.
Các dự án khác: Dự án xây
dựng nâng cấp mở rộng đường Đỗ Văn Thi xã Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa: Dự ước tháng
8/2020 thực hiện 420 triệu đồng; Dự án xây dựng hồ chứa nước Cầu Dầu – TP. Long
Khánh: Dự ước thực hiện tháng 8/2020 là 500 triệu đồng; Dự án xây dựng nâng cấp
đường vào khu hành chính huyện Long Thành dự ước thực hiện tháng 8/2020 là 80
triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước do cấp huyện quản lý:
Dự ước tháng 8 năm 2020 thực hiện 125,61 tỷ
đồng, tăng 4,4% so với tháng 7/2020, dự ước 8 tháng năm 2020
thực hiện 788,61 tỷ đồng, giảm 31% so cùng kỳ. Tình hình thực hiện các công trình như sau: Dự án xây
dựng trung tâm hành chính huyện Long Thành dự ước thực hiện tháng 8/2020 là 900
triệu đồng; Dự án xây dựng đường vào khu TĐC ấp 3 xã Phú
Lợi tháng 8/2020 ước thực hiện 300 triệu đồng; Dự án làm đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn
song hành QL1A từ đường Đinh Tiên Hoàng đến ngã ba cây gáo H.Trảng Bom tháng
8/2020 ước thực hiện 350 triệu đồng; Dự án xây dựng đường Cây Khế - Bưng Môn.
Huyện Long Thành tháng 8/2020 ước thực hiện 290 triệu đồng.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước do cấp xã quản lý:
Dự ước tháng 8 năm 2020
thực hiện 49,91 tỷ đồng, tăng 9,6% so tháng 7/2020, ước 8 tháng năm 2020 thực hiện 232,2 tỷ đồng và giảm 17,77% so với cùng
kỳ.
5. Thu hút đầu tư
- Tổng vốn đăng ký cấp mới và dự án tăng vốn Đầu
tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) đến ngày 17/8/2020 đạt 765,1 triệu USD, bằng 63% so cùng kỳ, đạt 76,5% so kế hoạch năm. Trong
đó: Cấp mới 50 dự án với vốn đăng ký 208,6 triệu USD,
bằng 35,7% so cùng kỳ; điều chỉnh vốn 79 dự án với vốn bổ sung 556,5 triệu USD, bằng 88,3% so cùng kỳ.
- Tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký cấp giấy
chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư và điều chỉnh tăng vốn đến ngày 21/8/2020
là 25.199,25 tỷ đồng,
tăng 183,2% so cùng kỳ, đạt 126% so kế hoạch. Trong đó: Cấp giấy chứng nhận đầu
tư cho 89 dự án với số vốn là 21.194,1 tỷ đồng, tăng 157,3% so cùng kỳ; điều
chỉnh tăng vốn 13 dự án với số vốn là 4.005,16 tỷ đồng.
Tình hình đăng ký doanh nghiệp: Tính chung 8 tháng, toàn tỉnh có hơn 2.448
doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 28.553 tỷ đồng, so cùng kỳ tăng 2,4% số doanh nghiệp đăng
ký và tăng 12,8% về vốn đăng ký; có 374 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn với
vốn đăng ký bổ sung là 9.680,7 tỷ đồng, tăng 63,8% so cùng kỳ.
Lũy kế
đến ngày 15/8/2020 thực hiện hỗ trợ, soạn thảo được 484 hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp, thông báo sử dụng mẫu dấu và đăng tải trên hệ thống thông tin đăng ký
doanh nghiệp quốc gia cho các cá nhân, doanh nghiệp có đề nghị.
- Về tình hình giải thể doanh nghiệp, tạm
ngừng kinh doanh: Tính từ đầu năm
đến ngày 15/8/2020 có 226 doanh nghiệp giải thể với số vốn 2.450 tỷ đồng và 228
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động 528 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Các doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp
nhỏ và vừa và thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Lý do giải thể và chấm dứt hoạt
động và tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả.
6. Tài chính – Ngân hàng
a. Tài chính
Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến
thời điểm 21/8/2020 ước đạt 33.109 tỷ đồng, đạt 62% dự toán năm và bằng 96% so với cùng kỳ. Trong
đó: Thu nội địa là 24.209 tỷ đồng, đạt 68%
so với dự toán năm và tăng 3% so với cùng kỳ.
- Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu: 8.900 tỷ
đồng, đạt 51% dự toán năm và bằng 81% so với cùng kỳ. Thu lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm do dịch
Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới và trong nước. Các nước đối
tác thương mại của tỉnh thuộc các lĩnh vực dệt may, sợi, sản xuất giày dép, plastic,
linh kiện điện tử... gặp nhiều khó khăn, do thiếu nguyên liệu sản xuất và xuất
khẩu hàng hóa, tuy nhiên đạt được kết quả như trên cũng là dấu hiệu khả quan,
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Dự ước tổng chi ngân sách địa phương 8
tháng đạt 11.710 tỷ đồng, đạt 53% so với dự toán đầu năm đạt 49% so với
dự toán điều chỉnh và tăng 01% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 4.100 tỷ đồng,
đạt 55% so dự toán, bằng 100% so cùng kỳ.
Chi thường xuyên 7.600 tỷ đồng, đạt 56% so với dự toán và tăng 2% so cùng kỳ.
b. Hoạt động ngân hàng
Trước diễn biến phức tạp dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng, Quảng Nam và một số địa phương
khác trong đó có Đồng Nai, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chỉ đạo có
các giải pháp vừa tăng cường áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả
và chỉ đạo các TCTD thực hiện cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm hỗ trợ khách hàng,
đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ; hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và
người dân… do đó công tác thanh toán, đáp ứng kịp thời phục vụ sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Kết quả hoạt động ngân hàng như sau:
Hoạt động huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy
động của các TCTD trên địa bàn ước đến 30/8/2020 đạt 222.816 tỷ đồng, tăng 12,40% so đầu năm. Trong đó: Tiền gửi bằng đồng Việt Nam ước đạt 207.776 tỷ đồng, tăng 11,75% so đầu năm; Tiền
gửi bằng ngoại tệ ước đạt 13.462 tỷ đồng, tăng 14,30%. Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm
đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,25%/năm đối với
tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm đối với tiền gửi
có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức
6,5-7,3%/năm. Lãi suất huy động USD
của TCTD ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Hoạt động tín dụng: Đến 31/8/2020 tổng dư nợ cấp tín
dụng trên địa bàn ước đạt 221.724 tỷ đồng, tăng 4,28% so với đầu năm (trong đó nợ xấu ước chiếm 0,90% trên tổng dư nợ cho vay). Dư nợ cấp tín dụng bao gồm: Dư nợ
ngắn hạn ước đạt 119.984 tỷ đồng, tăng 8,37% so đầu năm. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 100.277 tỷ đồng,
tăng 0,26% so đầu năm. Mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của TCTD có xu hướng
giảm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ở
mức 5,0%/năm. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0-6,0/năm; trong đó lãi suất cho
vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0-4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức
4,2-6,0%/năm.
7. Một số tình hình xã hội
a. Văn hóa thông tin
Tập trung tuyên truyền cổ
động trực quan các nhiệm vụ chính trị các kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 16, khóa IX, nhiệm kỳ
2016 – 2021. Tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực hiện thay đổi nội dung tuyên truyền, pano; băng rôn
treo các điểm chính trong thành phố Biên Hòa; trang trí xe loa cổ động;
In và phát hành tranh cổ động, 250 đĩa CD gửi cơ sở... Tuyên truyền về công
tác phòng, chống dịch Covid – 19 trên
địa bàn tỉnh.
Thực hiện 18 buổi biểu diễn chương trình Tuyên
truyền lưu động phục vụ Hè năm 2020, chủ đề “Hè năng động - Học nhiều điều hay”
tại huyện Xuân Lộc; Tân Phú; Định Quán; Long Thành; 05 đội chiếu phim tổ chức 151 buổi chiếu phim lưu động và các hoạt động văn hóa,
văn nghệ phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, phục vụ các xã nông thôn
mới và công nhân tại các khu công nghiệp trong tỉnh. Tuyên truyền Đại hội Đảng các cấp; giáo dục
đạo đức, lối sống gia đình...
b. Thể dục, thể thao
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19, Từ
ngày 01/8 đến nay, công tác tổ chức, tham gia một số giải thể thao quốc gia, mở rộng, giải cụm, giải tỉnh và các hoạt động
TDTT quần chúng đang tạm dừng.
c. Giáo dục - Đào tạo
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (đợt 1) đã
kết thúc ngày 10/8, đảm bảo an toàn và nghiêm túc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm
2020, Đồng Nai có 28.380 thí sinh đăng ký dự thi, gần bằng với số lượng thí
sinh dự thi của năm 2019. Sau 10 ngày tiến hành chấm thi, đến ngày 20/8, hội đồng
chấm thi tốt nghiệp THPT do Sở GD-ĐT chủ trì đã hoàn thành công tác chấm thi đúng
theo kế hoạch dự kiến. Kết quả công bố theo lịch của Bộ GD-ĐT, áp dụng chung
trên cả nước là ngày 27/8.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh, kế hoạch thời gian năm học 2020-2021, ngày tựu
trường đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên sớm
nhất là ngày 1/9. Ngày khai giảng thống nhất chung đối với các bậc học là ngày
5/9 theo quy định của Bộ GD-ĐT. Hiện Sở đã chỉ đạo các cơ sở GD-ĐT trên địa bàn
tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để đón học
sinh trở lại trường và khai giảng năm học mới.
d. Y tế
Tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang
diễn biến rất phức tạp. Dịch bệnh đang bùng phát trở lại đợt 2, Tính đến ngày
20/8 nước ta đã ghi nhận 1.007 người nhiễm, tử vong 2 người, đã điều trị khỏi
542 người, dịch đã ghi nhận tại 40 tỉnh/thành phố. Tại Đồng Nai ghi nhận 02 trường
hợp dương tính (trong đó: Điều trị khỏi bệnh 01 trường hợp; 02 trường hợp đang điều
trị tại bệnh viện Phổi). Theo Sở Y tế cho biết, tất cả các trường hợp được xác định
là F1, F2 của 2 ca bệnh Covid-19 số 595 và 669 đã có kết quả âm tính với
SARS-CoV-2 sau nhiều lần làm xét nghiệm. Như vậy, có thể nói ngành Y tế đã cắt đuôi
được các đối tượng F1, F2 của 2 ca bệnh nói trên. Hiện tại, 2 trường hợp nhiễm
bệnh đang được tiếp tục cách ly, theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đồng
Nai. Tính đến ngày 11/8, toàn tỉnh đang cách ly tập trung 442 người, hơn 2,3
ngàn người đang cách ly tại nhà, nơi lưu trú và 427 trường hợp cần theo dõi sức
khỏe 14 ngày.
Một số dịch bệnh phát sinh
trong tháng như sau:
- Sốt xuất huyết: Tháng 8
ghi nhận 369 trường hợp, tăng 17,89% so với tháng trước.
Số trường hợp mắc sốt xuất tăng nhiều ở TP. Biên
Hòa, huyện Định Quán. Cộng dồn đến tháng 8 có 2.046, giảm 75,58% so với
cùng kỳ năm 2019 (8.380 trường hợp). Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Số ổ dịch được phát hiện trong tháng là 57
ổ dịch, giảm 74,4% so với cùng kỳ. Tỷ lệ ổ dịch xử lý trong toàn tỉnh đạt
99,75% (392 ổ dịch được xử lý/393 ổ dịch phát hiện).
- Sốt rét: Trong tháng không
ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. Tổng số trường hợp mắc cộng dồn đến tháng 8
là 04 trường hợp, giảm 04 trường
hợp so với cùng kỳ. Không ghi nhận ca tử vong. Tổng số
xét nghiệm thực hiện trong tháng: 5.064 mẫu.
- Sởi: Ghi nhận 07 trường hợp
mắc bệnh, tăng 06 trường hợp so với tháng trước. Tổng số trường hợp mắc cộng
dồn đến tháng 8 là 127, giảm 91,82% so với cùng kỳ 2019 (1.552 trường hợp).
Không ghi nhận trường hợp mắc bệnh tử vong.
- Hội chứng tay chân miệng: Ghi
nhận 505 trường hợp mắc bệnh, tăng 3,9 lần so với tháng trước (103 trường hợp)
và giảm 39,81% so với tháng cùng kỳ (893 trường hợp). Không ghi nhận trường
hợp tử vong.
Số trường hợp mắc TCM cộng dồn
đến tháng 8 là 881, giảm 67,1% so với cùng kỳ năm 2019 (2.678 trường hợp).
Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Hoạt động xử lý ổ dịch: Trong tháng phát hiện và xử lý 54/62 ổ
dịch, số ổ dịch phát hiện tăng cao so với tháng trước (03 ổ dịch). Cộng dồn
từ đầu năm đến tháng 8 ghi nhận 100 ổ dịch đã được xử lý.
- Hoạt
động phòng, chống dịch: Ngành Y tế tiếp tục chỉ đạo các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các Trung
tâm Y tế huyện, thành phố đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là triển khai đồng
bộ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19, đồng thời
tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch
bệnh; chuẩn bị đầy
đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc và hóa chất sẵn đáp ứng kịp thời cho công tác
phòng, chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch và các dịch bệnh khác. Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông, các địa phương, báo, đài
phát thanh, truyền hình…tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng tới mọi tầng
lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc chủ động thực hiện các giải pháp
phòng chống dịch Covid-19, nhất là tại khu vực có yếu nguy cơ như nơi các bệnh
nhân dương tính lưu trú, làm việc và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các
khu vực đông dân cư… trên địa bàn tỉnh.
- Tình hình vệ sinh thực phẩm: Thực hiện công tác thanh kiểm tra liên ngành,
xử lý nghiêm những cơ sở vi phạm các điều kiện đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 8 thực hiện 1.705 lượt thanh tra, kiểm tra
cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống và kinh doanh tiêu dùng
thực phẩm/12.079 tổng số cơ sở, trong đó: 1.521 cơ sở đạt (chiếm 89,21%), số
cơ sở vi phạm là 184, nhắc nhở 179 cơ sở, phạt tiền 05 cơ sở với số tiền
phạt là 26,98 triệu đồng.
Trong tháng xảy ra
01 vụ ngộ độc thực phẩm với 112 người mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong.
e. Giải quyết việc làm
- Trong tháng 8, giải quyết việc làm cho 8.136 lượt người, tính từ
đầu năm giải quyết cho 47.361 lượt người, đạt 59,2% kế hoạch năm, trong đó: Các
doanh nghiệp tuyển dụng: 6.121 lượt người; Lồng ghép vào các chương trình kinh
tế xã hội khác: 2.015 lượt người.
- Trong tháng, tiếp nhận mới 7.031 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất
nghiệp. Tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 7.306 lượt
người; hỗ trợ học nghề cho 230 người.
- Tình hình quan hệ lao động
tại các doanh nghiệp: Tính đến ngày 10/8/2020, đã giải
quyết 18 vụ tranh chấp lao động tập thể dẫn đến đình công tại 18 doanh nghiệp
với sự tham gia của 4.392/9.062 lao động, giảm 55,1% so với cùng kỳ, trong đó
có 15 vụ xảy ra tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 03 vụ xảy ra tại
doanh nghiệp có vốn trong nước.
f. Đào tạo nghề
Trong tháng 8, tuyển mới đào tạo cho 8.952 người, lũy kế từ đầu năm
đến nay, toàn tỉnh đào tạo cho 53.042 người, đạt 68,44% kế hoạch năm, trong đó:
Cao đẳng 1.382 người; Trung cấp 3.055; Sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 4.515
người (Đề án đào tạo nghề cho lao động
nông thôn: 355 người).
- Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 44.282 người tốt nghiệp các
khóa đào tạo, đạt 65,12% kế hoạch năm 2020, trong đó: Cao đẳng 2.183 người,
Trung cấp 2.594 người, Sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 3.609 người (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn
có 219 người tốt nghiệp, có 198 người
có việc làm, chiếm 90,41% trên tổng số người tốt nghiệp).
g. Công tác giảm nghèo: Tính đến cuối tháng
7, toàn tỉnh cho vay tổng số hộ vay là 1.624 hộ. Trong đó số hộ nghèo vay 129
hộ với số tiền 5.107 triệu đồng; hộ cận nghèo vay 454 hộ với số tiền 19.393
triệu đồng và hộ thoát nghèo vay 1.041 hộ với số tiền 44.180 triệu đồng.
CỤC THỐNG KÊ ĐỒNG NAI